Warren Buffett bị yêu cầu từ chức: Chuyện gì đây?

Ngay cả Warren Buffett cũng không thể tránh khỏi cuộc chiến “quyền lực” này.

Warren Buffett bị yêu cầu từ chức: Chuyện gì đây?

Bloomberg đưa tin, vào thời điểm ngay trước cuộc họp cổ đông thường niên của tập đoàn Berkshire Hathaway, một nhóm vận động bảo thủ có tiếng tăm đã kêu gọi bãi nhiệm ông Warren Buffett, buộc ông rời khỏi vị trí Chủ tịch tập đoàn.

Nguyên nhân là bởi vị tỷ phú có quan hệ mật thiết với Bill Gates - người theo phái tự do với quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates. Thực tế, đề xuất này rất khó được thông qua.

600x-1-6-6029.jpg

Tuy nhiên, động thái đó đã nhấn mạnh rằng ngay cả Buffett, một trong những nhà đầu tư thành công và được kính trọng nhất cũng phải vướng vào các rắc rối “phe phái”.

Theo Bloomberg, cấu trúc tập đoàn và kế hoạch cho người kế nhiệm Berkshire đang là vấn đề được quan tâm. Được biết, vị tỷ phú sẽ giữ chức vụ CEO nếu được thông qua tại cuộc họp cổ đông diễn ra ở thành phố Omaha, bang Nebraska vào thứ 7 theo giờ Mỹ.

Warren Buffett là hình ảnh đại diện của Berkshire. Chính bởi vậy, nhóm vận động bảo thủ cho rằng quan điểm của ông đối với các vấn đề “phe phái” có thể sẽ đối lập với quan điểm của khách hàng, nhà đầu tư hoặc đối tác.

Quảng cáo

Nhóm này chỉ ra Buffett đã ủng hộ tài chính cho Bill & Melinda Gates - quỹ từ thiện hàng đầu tập trung vào y tế, giáo dục và bình đẳng giới trong quá khứ. Họ cho rằng quỹ này chưa có trách nhiệm giải trình (báo cáo việc làm, kết quả,..) công khai và có quá nhiều ảnh hưởng.

Peter Flaherty, người của nhóm vận động bảo thủ cho biết Buffett muốn giữ khoảng cách với chính trị nhưng ông vẫn tham gia vào chính trị. Dường như Buffet muốn đứng ở cả 2 bên. Người phát ngôn của Berkshire đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Nhưng bên cạnh đó, “Hội đồng quản trị tập đoàn tin rằng chừng nào ông Buffett còn là Giám đốc điều hành của Berkshire, ông ấy nên tiếp tục giữ cả vai trò chủ tịch hội đồng quản trị” hồ sơ tập đoàn cho biết.

Tuy nhiên, như ông Buffett đã nhiều lần tuyên bố trước đây, một khi ông không còn là CEO của Berkshire nữa thì một giám đốc không điều hành nên được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị”.

Thực tế, năm ngoái, tập đoàn cũng đã phải đối mặt với yêu cầu tương tự từ một tổ chức nhận được sự ủng hộ của gần 11% cổ đông, bao gồm các Quỹ hưu trí của công chức California (CalPERS) và quỹ hưu trí lớn nhất nước Mỹ. Nhưng đề xuất đó không đưa ra tuyên bố muốn loại bỏ vị trí chủ tịch của Buffett chỉ vì mối quan hệ của ông với Bill Gates hay vì các hoạt động chính trị khác.

CalPERS và một số nhà đầu tư ủng hộ việc tách biệt vị trí chủ tịch và giám đốc điều hành. Bởi họ cho rằng việc quản trị tập đoàn sẽ kém hiệu quả nếu cùng một người nắm giữ cả hai vai trò.

“Chúng tôi tin rằng Berkshire Hathaway sẽ hoạt động tốt nhất nếu ông Buffett chỉ tập trung vào công việc của mình với tư cách là CEO”, CalPERS cho biết. Tuy nhiên, họ cũng không đồng tình với quan điểm của nhóm bảo thủ.

Ngoài ra CalPERS cũng nói trong một tuyên bố rằng một số người của Berkshire cũng đồng ý với việc CEO và Chủ tịch hội đồng quản trị sẽ được phân tách rõ ràng.

Trước đó, tỷ phú Buffett cũng đã từng vạch kế hoạch sẽ để con trai ông Howard Buffett (68 tuổi) giữ chức chủ tịch không điều hành của Berkshire khi ông từ chức. Trong khi Greg Abel, 60 tuổi, phó giám đốc kỳ cựu từng điều hành mảng năng lượng của Berkshire sẽ đảm nhận vị trí CEO.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản cấp vốn hỗ trợ 40.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa

Từ tháng 5/2025, một trong những ngân hàng lớn nhất Nhật Bản là Mizuho sẽ triển khai một cơ chế mới để cung cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn quốc.

Nhật Bản trước áp lực tranh luận về thuế quan với Mỹ "Ông lớn" viễn thông Nhật Bản đầu tư 1,5 tỷ USD vào trung tâm dữ liệu tại Ấn Độ

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm sau cảnh báo từ Nvidia

Thị trường chứng khoán châu Á hầu như giảm điểm chiều 16/4 sau khi Nvidia thông báo các quy định cấp phép mới của Mỹ đối với xuất khẩu chip của hãng sang Trung Quốc, làm giảm niềm tin các nhà đầu tư.

Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ

Lo ngại thuế quan tiếp tục phủ bóng thị trường chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ khép phiên giao dịch ngày 15/4 trong sắc đỏ, giữa lúc những bất ổn liên quan đến thuế quan tiếp tục đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư.

Nhà Trắng tuyên bố thuế đối ứng với Trung Quốc là 145%, chứng khoán Mỹ lao dốc mạnh Chứng khoán Mỹ: Nhà đầu tư cá nhân “tham lam khi người khác sợ hãi”