VN30 đóng cửa cao nhất 21 tháng trong ngày đáo hạn phái sinh tháng 5

Phiên đáo hạn phái sinh đã không cản trở tới đà tăng của thị trường chung bởi số liệu CPI tháng 4 của Mỹ đã đi theo kịch bản tích cực. Nhóm cổ phiếu Ngân hàng đã tham gia với vai trò nòng cốt dẫn dắt, thậm chí ghi nhận một trường hợp phá kỷ lục giá.

VN30 đóng cửa cao nhất 21 tháng trong ngày đáo hạn phái sinh tháng 5

Định vị thị trường

Sự chờ đợi của nhà đầu tư chứng khoán trên các thị trường châu Á đã được đền đáp. Số liệu CPI tháng 4 của Mỹ chỉ tăng 0,3% so với tháng trước và 3,4% so với cùng kỳ năm trước, giảm tốc nhẹ so với mức 0,4% và 3,5% của tháng 3.

Các phản ứng tăng đồng loạt đã xuất hiện tại các chỉ số NIKKEI 225 (+1,39%), HSI (+1,36%), TWSE (+0,74%), KOSPI (+0,83%), SET (+0,69%). Tương tự, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng hòa nhập với phiên tăng hơn 1% sau khi đã cân đối tốt các áp lực chốt lời quanh vùng 1.250 điểm.

vnindex165a-7713.png
VN-Index "mở gap" tăng sau phiên vượt 1.250 điểm.

Chất xúc tác

Phản ứng của chỉ số DXY cũng xuất hiện sau số liệu CPI tháng 4 của Mỹ với việc giảm về sát 104 điểm. Đây được xem là yếu tố có thể giúp làm hạ nhiệt tỷ giá trong nước nhanh hơn trong thời gian tới. Dù vậy, có thể sẽ cần thêm một số phiên giao dịch để kéo tỷ giá tự do giảm thêm. Theo ghi nhận, tỷ giá tự do đang đi ngang quanh mức 25.800 VND/USD.

Cùng với đó, lãi suất liên ngân hàng cũng cần tiếp tục được theo dõi thêm khi các phiên vừa qua mới chỉ giảm về 4,28% ở kỳ hạn qua đêm, 4,49% ở kỳ hạn một tuần.

Chuỗi bơm/rút đồng thời của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn liên tục được duy trì trong thời gian qua. Kênh cầm cố trong ngày hôm qua, có 2.791,17 tỷ đồng trúng thầu và 2.179,48 tỷ đồng đáo hạn. Cùng với đó, có 200 tỷ đồng tín phiếu trúng thầu với lãi suất giữ ở mức 3,75% và 5.500 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Như vậy, NHNN bơm ròng 5.300 tỷ đồng ra thị trường, khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường giảm xuống mức 61.990 tỷ đồng, khối lượng trên kênh cầm cố tăng lên 8.225,59 tỷ.

Điểm mấu chốt là HOSE đã có phiên thứ 2 liên tiếp giao dịch trên mức bình quân 20 phiên. Cần lưu ý rằng, hoạt động đáo hạn phái sinh tháng 5/2024 cũng diễn ra trong chiều nay nhưng việc thanh khoản duy trì được sự sôi động cũng đánh dấu trạng thái tâm lý tích cực.

Quảng cáo

So với phiên hôm qua, khớp lệnh của HOSE tăng 6,5% lên 808 triệu đơn vị. Vai trò của dòng tiền nội cũng được tăng cường với tỷ trọng giao dịch 2 chiều chiếm 91,5% của sàn.

Nhà đầu tư nước ngoài không chỉ giảm bớt ảnh hưởng mà đồng thời cũng không thể hiện sự mất cân bằng trong giao dịch. Khối này chỉ mua ròng 800 triệu đồng.

Vận động thị trường

Ngay từ đầu phiên, thị trường đã thể hiện sự tích cực về tâm lý. VN-Index đã "mở gap" dù đã vượt 1.250 điểm trong phiên hôm qua. Trong toàn bộ phần còn lại của phiên, đà tăng còn được nới rộng thêm để giúp chỉ số đóng cửa tăng 14,39 điểm lên 1.268,78 điểm (+1,15%). Tổng giá trị giao dịch toàn sàn đạt 22.694 tỷ đồng.

vn30chiso-69.png
Vận động của chỉ số VN30

Vai trò của nhóm VN30 và một số cổ phiếu Ngân hàng được thể hiện rất rõ rệt. Đặc biệt, VN30 đã tăng 1,42% lên mức cao nhất trong vòng 21 tháng, có thể xem là một tín hiệu sớm giúp dọn đường cho VN-Index chinh phục mốc 1.300 điểm trong thời gian tới.

Một loạt cổ phiếu Ngân hàng đã tăng trên 2% như LPB (+6,8%), OCB(+4,7%), TCB (+3,7%), HDB (+3%), CTG (+2,6%), STB (+2,2%), MBB (+2,2%), TPB (+2,2%), SHB (+2,2%), BID (+2,1%), VIB (+2,1%), ACB (+2%) trong đó LPB tiếp tục phá kỷ lục giá thời đại còn TCB lên cao nhất 26 tháng.

Phần nào sự bung sức của Ngân hàng cũng làm lu mờ đi phần còn lại của thị trường bởi trong các phiên trước Ngân hàng thực tế gần như "án binh bất động".

Hiệu ứng tăng giá chỉ giúp kích thích dòng tiền ở một số cổ phiếu như NLG (+3,77%), TV2 (+6,95%), DCM (+2,5%), DPG (+3,42%), REE (+3%), PVD (+2,19%).

Hầu hết, các cổ phiếu tích cực trên thị trường đều chỉ tăng dưới 2% như SSI (+0,42%), HCM (+1,03%), VIX (+1,68%), HSG (+1,42%), NKG (+0,2%), PVT (+0,34%),LCG (+1,26%), GMD (+1,69%), CSV (+0,31%), IJC (+1,79%)… Tổng cộng, sắc xanh phủ 59% số mã trên HOSE.

Trên HNX và UPCoM, hiệu ứng tích cực cũng lan tỏa ở mức độ vừa phải. Các mã PVS (+4,6%), PVC (+4%), DTD (+3,4%), TNG (+2,9%), TIG (+2,1%), BSR (+2,6%), VGI (+7,5%), MCH (+6,8%), MSR (+10,2%), FOX (+3,3%) là những mã có kết quả khả quan nhất 2 sàn. HNX-Index tăng 0,52% còn UPCoM-Index tăng 0,65%, với tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 3.300 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều tăng điểm trong phiên giao dịch đầy biến động

Chốt phiên 21/11, chỉ số Dow Jones tăng 461,88 điểm, lên 43.870,35 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 31,6 điểm, lên 5.948,71 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 6,28 điểm, lên 18.972,42 điểm.

Chứng khoán Mỹ chốt phiên giảm điểm sau phát biểu của Chủ tịch Fed Chứng khoán Mỹ giảm mạnh sau bình luận của giới chức Fed về lãi suất

Thị trường có sự hồi phục "chới với" sau khi bị nhúng xuống dưới 1.200 điểm

Lực cầu bắt đáy đã được kích hoạt thêm sau khi VN-Index có thời điểm giảm xuống dưới 1.200 điểm sáng nay. Tuy nhiên, nỗ lực mua lên trên thị trường không quyết liệt và cũng chưa đồng đều giữa các nhóm ngành.

MBS được "bật đèn xanh" cho đợt phát hành riêng lẻ gần 600 tỷ đồng Các thị trường châu Á tràn ngập sắc xanh, VN-Index vẫn đi dò đáy

Các thị trường châu Á tràn ngập sắc xanh, VN-Index vẫn đi dò đáy

Phiên giảm điểm tiếp nối trong một chuỗi vận động kém tích cực của thị trường không phải điều bất ngờ. Tuy nhiên, nếu xét tới sắc xanh lại xuất hiện đồng loạt tại các chỉ số khu vực, diễn biến ngày hôm nay vẫn gây thất vọng.

Thị trường đi tìm đáy Thị trường "suýt" cắt được mạch giảm điểm

Chứng khoán Trung Quốc nằm trong số thị trường tăng điểm mạnh nhất

Hong Kong (Trung Quốc) và Thượng Hải nằm trong số những thị trường tăng điểm mạnh nhất, nhờ hy vọng Trung Quốc sẽ công bố thêm các biện pháp kích thích kinh tế và thị trường bất động sản.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Các thị trường chứng khoán châu Á mất đà trong phiên chiều 8/11

Kỷ lục buồn của chứng khoán Việt Nam: Khối ngoại bán ròng 85.000 tỷ trên HoSE từ đầu năm

Trong ngắn hạn, áp lực tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn đến dòng vốn ngoại. Về dài hạn, việc thiếu hàng hoá mới chất lượng là nguyên nhân chính khiến khối ngoại không mặn mà với chứng khoán Việt Nam.

Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch gây thất vọng Thị trường đi tìm đáy

SSI và bài toán của “người khổng lồ” chứng khoán Việt Nam

Là công ty chứng khoán tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, SSI gặt hái nhiều thành công sau 25 năm hoạt động. Dù vậy, “người khổng lồ” của ngành chứng khoán cũng đang có bài toán riêng cần giải.

1 công ty chứng khoán vừa được tiền ngoại rót vốn thêm hơn 2.000 tỷ Con đường trở thành "ông trùm" chứng khoán của doanh nhân Nguyễn Duy Hưng

Chứng khoán châu Á ở thế giằng co khi chính sách lãi suất của Fed khó đoán định

Sáng 18/11, các TTCK châu Á diễn biến trái chiều, khi các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất do lo ngại chính sách của ông Donald Trump có thể khiến lạm phát tăng cao trở lại.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Các thị trường chứng khoán châu Á mất đà trong phiên chiều 8/11

Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Tại một trong 2 kịch bản dự báo thị trường chứng khoán đưa ra mới đây, KBSV dự báo chỉ số VN-Index có thể xuống vùng hỗ trợ quanh mức 1.200 (+/-10) điểm sau đó mới có thể xuất hiện nhịp hồi phục, xác suất kịch bản này là 30%.

Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch gây thất vọng Thị trường đi tìm đáy