ĐHĐCĐ SHS: Ngoài điểm sáng của danh mục tự doanh, đặt mục tiêu trở lại top 10 thị phần môi giới

CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào chiều 15/5. Tại đại hội, ban lãnh đạo đã có những chia sẻ về bí quyết thành công của hoạt động tự doanh và tham vọng làm mới mảng môi giới.

ĐHĐCĐ SHS: Ngoài điểm sáng của danh mục tự doanh, đặt mục tiêu trở lại top 10 thị phần môi giới

Chiều 15/5, CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024.

Hàng loạt nội dung quan trọng đã được đưa ra tại đại hội. Đáng chú ý nhất là phương án tăng vốn điều lệ từ 8.131 tỷ đồng lên 17.126 tỷ đồng. Công ty sẽ trả cổ tức và thưởng cổ phiếu với tổng tỷ lệ 10%, tương đương hơn 81 triệu cổ phiếu. Cùng với đó sẽ phát hành ra công chúng 813,15 triệu cổ phiếu và 5 triệu cổ phiếu ESOP.

Phương án chào bán ra công chúng, HĐQT đề xuất giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu. SHS sẽ sử dụng 40% cho hoạt động margin, ứng trước và 60% cho hoạt động tự doanh (cổ phiếu, trái phiếu). Thời gian triển khai trong năm 2024-2025 sau khi SHS hoàn thành việc báo cáo UBCKNN và được cấp phép.

Năm 2024, SHS đặt mục tiêu doanh thu 1.844,7 tỷ đồng, tăng trưởng 26%, lợi nhuận trước thuế đạt 1.035,3 tỷ đồng, tăng trưởng 51%.

Trong năm 2023, SHS đạt 1.464 tỷ đồng, hoàn thành 75,4% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế 684,2 tỷ đồng hoàn thành 62% kế hoạch.

Bên cạnh đó, SHS cũng sẽ thay đổi trụ sở chính, dự kiến sẽ chuyển từ 41 Phố Ngô Quyền về 43 Lý Thường Kiệt. Tòa trụ sở mới có diện tích sử dụng 1.745 m2, rộng hơn 44% trụ sở hiện tại. Dự kiến hoàn thành xây dựng tháng 8/2024, sẽ có 8 tầng + 1 lửng + 3 tầng hầm.

Ngoài ra, SHS sẽ thay đổi mô hình hoạt động công ty với đề xuất bãi nhiệm toàn bộ thành viên Ban Kiểm soát thay thế bằng Ủy ban Kiểm toán trực thuộc HĐQT...

Hỏi đáp

Công ty đã nghiên cứu vay ngân hàng trước khi phát hành tăng vốn hay chưa?

Ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch HĐQT: SHS đã có các mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng. Trong thời gian qua, SHS ưu tiên sử dụng vốn chủ sở hữu nhưng chưa tận dụng vốn vay. Tuy nhiên,việc triển khai tăng vốn sẽ giúp củng cố sức mạnh tài chính trong chiến lược hoạt động 3-5 năm tới.

Quảng cáo
424608378-3752100951731761-1353453260064026806-n-5701.jpg
Ông Đỗ Quang Vinh, chủ tịch HĐQT SHS.

Đồng thời, SHS sẽ cân nhắc sử dụng vốn vay ở các thời điểm phù hợp. Công ty cũng định hướng sẽ tận dụng tối đa được các công ty thành viên trong hệ sinh thái.

Mục tiêu quay trở lại Top 10 HOSE, chiến lược hoạt động như thế nào?

Ông Đỗ Quang Vinh: Mục tiêu của SHS trở lại Top 10 tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Chiến lược mở rộng tối đa, phát triển thêm các sản phẩm liên quan đến phái sinh. Trong thời gian tới, hướng tới vị thế CTCK đa năng, đa dạng sản phẩm, cung cấp tới các khách hàng sản phẩm tốt nhất.

Lợi nhuận dự kiến sau khi phát hành tăng vốn 1:1?

Ông Đỗ Quang Vinh thừa nhận kế hoạch lợi nhuận 2024 còn khiêm tốn nhưng từ 2025 sẽ đặt mục tiêu cao hơn 1.600-1.800 tỷ đồng khi Công ty đã hoàn tất tăng vốn chủ sở hữu.

Công ty đã sẵn sàng kết nối với hệ thống KRX chưa?

Ông Nguyễn Chí Thành, Tổng Giám đốc: SHS luôn sẵn sàng kết nối KRX nhưng với khách hàng, nhà đầu tư vẫn cần phải được truyền thông, và được đào tạo về sự vận hành của hệ thống mới. Với việc chuyển đổi luôn đòi hỏi phải có thêm ngày làm việc nên sớm nhất có thể 2/9, hệ thống mới được chuyển đổi. Nếu chưa kịp thời triển khai KRX, cơ quan quản lý có thể còn lùi đến Tết âm lịch.

Tự doanh hoạt động hiệu quả, là mảng đóng góp rất lớn vào lợi nhuận, chiếm 50% lợi nhuận. SHS sẽ làm thế nào để phát triển các mảng khác?

Ông Đỗ Quang Vinh: SHS hoạt động kinh doanh ở tất cả các mảng nhưng trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh thêm mảng IB sau khi nhìn thấy các cơ hội hấp dẫn hơn trong giai đoạn vừa qua.

Chia sẻ thêm về chiến lược, ông Nguyễn Chí Thành cho biết: Với mảng tự doanh, SHS định hướng hoạt động như quỹ đầu tư, không trading, ưu tiên đầu tư thực chất. Quan điểm của SHS là lựa chọn cổ phiếu theo hình thức Top down. Với mục tiêu lợi nhuận 1.035 tỷ đồng, tự doanh sẽ đóng góp 45-50% trong quy mô lợi nhuận. Riêng thành tích quý I/2024 của tự doanh tốt hơn nên đóng góp 55% lợi nhuận quý.

Các nhóm ngành công nghệ, bán lẻ, tiêu dùng sẽ là những nhóm được hưởng lợi. Nên MWG, FRT đã được SHS đầu tư trong thời gian qua. Ngoài ra cổ phiếu VTP cũng đem lại lợi nhuận đáng kể. Hiện SHS chưa có kế hoạch hiện thực hóa lợi nhuận và kỳ vọng 6 tháng cuối năm sẽ đem lại lợi nhuận nhiều hơn. Mục tiêu lợi nhuận 1.035 tỷ đồng là rất khả thi.

Về mảng môi giới, SHS sẽ làm mới mảng môi giới dù mảng này cạnh tranh khốc liệt. Sau khi ông Thành nhận chức, thị phần môi giới đã tăng 30%. Công ty sẽ xây dựng chi tiết triển khai hoạt động môi giới, sẽ có cơ chế môi giới cạnh tranh. Ngoài ra, chính sách khách hàng, chính sách sản phẩm sẽ được đưa ra ngay sau ĐHĐCĐ. Do đó, thị phần môi giới của SHS sẽ còn mở rộng nữa trong năm nay.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thị trường có sự hồi phục "chới với" sau khi bị nhúng xuống dưới 1.200 điểm

Lực cầu bắt đáy đã được kích hoạt thêm sau khi VN-Index có thời điểm giảm xuống dưới 1.200 điểm sáng nay. Tuy nhiên, nỗ lực mua lên trên thị trường không quyết liệt và cũng chưa đồng đều giữa các nhóm ngành.

MBS được "bật đèn xanh" cho đợt phát hành riêng lẻ gần 600 tỷ đồng Các thị trường châu Á tràn ngập sắc xanh, VN-Index vẫn đi dò đáy

Các thị trường châu Á tràn ngập sắc xanh, VN-Index vẫn đi dò đáy

Phiên giảm điểm tiếp nối trong một chuỗi vận động kém tích cực của thị trường không phải điều bất ngờ. Tuy nhiên, nếu xét tới sắc xanh lại xuất hiện đồng loạt tại các chỉ số khu vực, diễn biến ngày hôm nay vẫn gây thất vọng.

Thị trường đi tìm đáy Thị trường "suýt" cắt được mạch giảm điểm

Chứng khoán Trung Quốc nằm trong số thị trường tăng điểm mạnh nhất

Hong Kong (Trung Quốc) và Thượng Hải nằm trong số những thị trường tăng điểm mạnh nhất, nhờ hy vọng Trung Quốc sẽ công bố thêm các biện pháp kích thích kinh tế và thị trường bất động sản.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Các thị trường chứng khoán châu Á mất đà trong phiên chiều 8/11

Kỷ lục buồn của chứng khoán Việt Nam: Khối ngoại bán ròng 85.000 tỷ trên HoSE từ đầu năm

Trong ngắn hạn, áp lực tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn đến dòng vốn ngoại. Về dài hạn, việc thiếu hàng hoá mới chất lượng là nguyên nhân chính khiến khối ngoại không mặn mà với chứng khoán Việt Nam.

Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch gây thất vọng Thị trường đi tìm đáy

SSI và bài toán của “người khổng lồ” chứng khoán Việt Nam

Là công ty chứng khoán tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, SSI gặt hái nhiều thành công sau 25 năm hoạt động. Dù vậy, “người khổng lồ” của ngành chứng khoán cũng đang có bài toán riêng cần giải.

1 công ty chứng khoán vừa được tiền ngoại rót vốn thêm hơn 2.000 tỷ Con đường trở thành "ông trùm" chứng khoán của doanh nhân Nguyễn Duy Hưng

Chứng khoán châu Á ở thế giằng co khi chính sách lãi suất của Fed khó đoán định

Sáng 18/11, các TTCK châu Á diễn biến trái chiều, khi các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất do lo ngại chính sách của ông Donald Trump có thể khiến lạm phát tăng cao trở lại.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Các thị trường chứng khoán châu Á mất đà trong phiên chiều 8/11

Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Tại một trong 2 kịch bản dự báo thị trường chứng khoán đưa ra mới đây, KBSV dự báo chỉ số VN-Index có thể xuống vùng hỗ trợ quanh mức 1.200 (+/-10) điểm sau đó mới có thể xuất hiện nhịp hồi phục, xác suất kịch bản này là 30%.

Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch gây thất vọng Thị trường đi tìm đáy

Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch gây thất vọng

Thị trường chứng khoán có tuần giảm hơn 2% chủ yếu do tâm lý bất an của nhà đầu tư trong nước. Cùng với đó là các phiên bán ròng triền miên của khối nhà đầu tư nước ngoài.

Lợi nhuận toàn thị trường tăng trưởng 21,6% trong quý III/2024, nhóm VN30 dẫn dắt Đến lượt VN30 thủng xu hướng dài hạn, thị trường mất tiếp 13 điểm