Vì sao chính quyền Trung Quốc sẽ không dành hàng tỷ USD cứu bất động sản?

Một năm sau khi vấn đề của doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc Evergrande bắt đầu khiến nhà đầu tư trở nên lo lắng, những vấn đề bất động sản tại Trung Quốc chỉ trở nên ngày một tệ hại hơn.

Chính quyền trung ương Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không dành hàng tỷ USD để cứu thị trường bất động sản vốn đang chật vật ngay cả nếu nhà đầu tư ngoại đang hy vọng vào khả năng giải cứu, theo khẳng định của các chuyên gia phân tích trong bài phân tích mới đây được CNBC đăng tải.

Một năm sau khi vấn đề của doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc Evergrande bắt đầu khiến nhà đầu tư trở nên lo lắng, những vấn đề bất động sản tại Trung Quốc chỉ trở nên ngày một tệ hại hơn. Nhiều người mua nhà từ chối đóng tiền trả góp do tình trạng trì hoãn xây dựng, cùng lúc đó, doanh số bán bất động sản mới giảm sâu. Nhiều doanh nghiệp bất động sản một thời phát triển mạnh giờ đây đang chật vật trả nợ.

“Tôi hoài nghi về khả năng sẽ có gói cứu trợ trực tiếp dành cho doanh nghiệp bất động sản dù rằng họ có thể sẽ vẫn yêu cầu các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước hỗ trợ cho nhóm doanh nghiệp bất động sản yếu kém”, chuyên gia kinh tế cao cấp tại ngân hàng Commerzbank – ông Tommy Wu phân tích.

Ông cho rằng Bắc Kinh sẽ dần dần muốn giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực bất động sản và giảm tầm quan trọng của lĩnh vực này trong nền kinh tế. Bất động sản và các ngành liên quan đóng góp ước tính khoảng 25% quy mô kinh tế Trung Quốc.

“Những biện pháp được áp dụng trong những tuần và tháng sắp tới nhiều khả năng sẽ được dành cho các nhà chuẩn bị hoàn thành và kích thích cho doanh số bất động sản tăng lên”, ông Wu phân tích.

Vào tháng 9/2022, S&P Global Ratings cho biết tổ chức này ước tính thị trường bất động sản cần từ 700 tỷ nhân dân tệ (tức 98,59 tỷ USD) cho đến khoảng 800 tỷ nhân dân tệ nhằm đảm bảo các doanh nghiệp bất động sản đang khó khăn có thể hoàn thành nốt các căn nhà đã bán.

Quảng cáo

Một quỹ của chính phủ với quy mô tương đương cho đến nay chưa được công bố chính thức dù rằng cho đến nay đã có quá nhiều báo cáo viện dẫn nguồn tin khác nhau về các quỹ dự kiến. Nhiều chuyên gia đầu tư cũng cho rằng sẽ có một quỹ như vậy, đặc biệt có quy mô đủ lớn để khôi phục niềm tin của nhà đầu tư. Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang vô cùng khó khăn về tài chính.

Tính chung, tổng nợ của các tập đoàn bất động sản như Evergrande, Kaisa và Shimao ước tính khoảng 2,6 nghìn tỷ nhân dân tệ tính đến giữa năm 2021, từ đó đến nay, tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản trở nên ngày một tệ hơn. Nợ của họ chỉ là một phần trong tổng nợ của toàn ngành bất động sản.

Ở quy mô đó, ngay cả nếu chính quyền trung ương dành ra hàng trăm tỷ nhân dân tệ cũng sẽ chẳng tạo ra tác động gì, giám đốc điều hành viện nghiên cứu bất động sản ICR – ông Qin Gang phân tích.

Ông Gang cho rằng sẽ không các gói giải cứu dành cho doanh nghiệp bất động sản khó khăn trong khi đó, cách tiếp cận hướng đến thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản tốt sẽ vẫn tiếp tục.

Cũng theo ông Gang, cũng phải tính đến việc chính phủ Trung Quốc hiện giờ kẹt tiền hơn nhiều so với cách đây 3 năm, nguyên nhân chính bởi nguồn thu từ bán đất và thuế đất giảm mạnh và tăng cường chi tiêu vào các biện pháp phòng COVID-19.

Chính quyền trung ương Trung Quốc thu về ước tính khoảng 9,15 nghìn tỷ nhân dân tệ tức khoảng 1,26 nghìn tỷ USD tổng doanh thu công trong năm 2021, theo tính toán của Bộ Tài chính nước này.

Daonh thu từ đất và thuế đất trong 8 tháng đầu năm nay chỉ đạt 6,36 nghìn tỷ nhân dân tệ, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm trước nếu không tính đến tín dụng thuế.

Quan điểm của công chúng cũng vô cùng quan trọng. Nhiều người dân có thể sẽ vô cùng bất bình khi chính phủ giải cứu các doanh nghiệp này. Việc giải quyết được vấn đề bàn giao nốt những căn nhà chưa hoàn thành rất phức tạp và sẽ cần đến sự phối hợp của nhiều bên.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Tổng thống Mỹ đồng ý tăng thuế người giàu

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/5 (theo giờ địa phương) tuyên bố ông ủng hộ việc tăng thuế đối với nhóm người giàu có, đồng thời cảnh báo những hậu quả chính trị của việc này.

Mỹ đánh thuế 100% với xe điện nhập khẩu Trung Quốc nhưng đây mới là 'chìa khóa' để đua đường dài trong cuộc chiến EV toàn cầu Mỹ đánh thuế nông sản nhập khẩu từ ngày 2/4

Mỹ sẽ công bố hàng chục thỏa thuận thương mại mới

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết Chính phủ Mỹ sẽ công bố hàng chục thỏa thuận thương mại trong tháng tới, nhưng mức thuế 10% áp đặt lên hầu hết các quốc gia có khả năng sẽ duy trì.

Mỹ có thể công bố thỏa thuận thương mại với 17 đối tác lớn trong tuần này Anh là quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ

Để Temu và Shein trụ vững trước các rào cản thương mại mới tại Mỹ

Việc Mỹ siết chặt lỗ hổng thương mại và áp thuế cao với hàng Trung Quốc đang làm đảo lộn mô hình kinh doanh của Temu và Shein – hai nền tảng thương mại điện tử nổi bật tại Mỹ.

Forever 21 "đổ tại" Shein và Temu là nguyên nhân khiến hãng sụp đổ Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ

Chứng khoán châu Á khởi sắc trước thềm đàm phán Mỹ-Trung

Chứng khoán châu Á đa số tăng điểm trong phiên 8/5 trước thềm các cuộc đàm phán thuế quan giữa Trung Quốc và Mỹ, cùng những đồn đoán về một "thỏa thuận thương mại lớn" giữa Mỹ và một nền kinh tế khác

Các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm chiều 30/4 Chứng khoán châu Á khởi sắc khi căng thẳng Mỹ-Trung hạ nhiệt

Chủ tịch FED bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất sớm để giảm tác động của thuế quan

Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã giữ nguyên lãi suất trong phạm vi mục tiêu từ 4,25% đến 4,5% sau cuộc họp tháng 5. Ủy ban Thị trường Mở Liên bang – cơ quan thiết lập chính sách – cho biết “nguy cơ thất nghiệp gia tăng và lạm phát cao hơn đã tăng lên”.

Ông Trump chỉ trích Fed, thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump Fed thận trọng, chứng khoán Mỹ đóng cửa tăng nhẹ