Trung Quốc: Rủi ro nhu cầu bên ngoài chậm lại

Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ nhu cầu bên ngoài chậm lại trong quý 4/2022, với những yếu tố không chắc chắn đang cản trở tăng trưởng thương mại.

Theo người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, Shu Jueting, nền kinh tế nước này đang đối mặt với nguy cơ nhu cầu bên ngoài chậm lại trong quý 4/2022, với những yếu tố không chắc chắn đang cản trở tăng trưởng thương mại.

Khi nền kinh tế thế giới mất động lực, môi trường thương mại của Trung Quốc đang ngày càng trở nên phức tạp. Trong quý 4, rủi ro nhu cầu bên ngoài chậm lại có thể gia tăng.

Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng Chín tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp nhất kể từ tháng Tư. Nhập khẩu tăng 0,3%, trong khi được dự báo tăng 1%.

Xuất khẩu của Trung Quốc giảm tốc khi việc các nước trên thế giới thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát đang cản trở tăng trưởng kinh tế.

Quảng cáo

Dù có những thách thức như vậy, các điều kiện vẫn thuận lợi cho thương mại giữa Trung Quốc và các nước khác tăng trưởng ổn định.

Chính sách "Không COVID" cũng gây ra những trở ngại cho những lĩnh vực như dịch vụ.

Thị trường tiêu dùng tiếp tục xu hướng phục hồi và tăng trưởng, nhưng do các yếu tố ngoài dự kiến như đại dịch bùng phát, các nhà bán lẻ trực tiếp, ăn uống và lưu trú tiếp tục đối mặt với sức ép lớn.

Doanh số bán lẻ của Trung Quốc, một chỉ số về tiêu dùng, tăng 2,5% trong tháng Chín, trong khi được dự báo tăng 3,3%, so với mức tăng 5,4% trong tháng Tám, cho thấy nhu cầu trong nước vẫn yếu.

Theo các nhà kinh tế, ngay cả khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý 3, đà phục hồi dài hạn sẽ vẫn gặp thách thức do các hạn chế nhằm kiểm soát dịch, thị trường bất động sản đình trệ kéo dài và những rủi ro suy thoái của kinh tế toàn cầu.

Theo một khảo sát của Reuters, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sẽ giảm xuống 3,2% trong năm 2022, thấp hơn nhiều mục tiêu chính thức là 5,5%, một trong những mức tăng thấp nhất trong gần nửa thế kỷ.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng