Trung Quốc: Rủi ro nhu cầu bên ngoài chậm lại

Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ nhu cầu bên ngoài chậm lại trong quý 4/2022, với những yếu tố không chắc chắn đang cản trở tăng trưởng thương mại.

Theo người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, Shu Jueting, nền kinh tế nước này đang đối mặt với nguy cơ nhu cầu bên ngoài chậm lại trong quý 4/2022, với những yếu tố không chắc chắn đang cản trở tăng trưởng thương mại.

Khi nền kinh tế thế giới mất động lực, môi trường thương mại của Trung Quốc đang ngày càng trở nên phức tạp. Trong quý 4, rủi ro nhu cầu bên ngoài chậm lại có thể gia tăng.

Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng Chín tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp nhất kể từ tháng Tư. Nhập khẩu tăng 0,3%, trong khi được dự báo tăng 1%.

Xuất khẩu của Trung Quốc giảm tốc khi việc các nước trên thế giới thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát đang cản trở tăng trưởng kinh tế.

Quảng cáo

Dù có những thách thức như vậy, các điều kiện vẫn thuận lợi cho thương mại giữa Trung Quốc và các nước khác tăng trưởng ổn định.

Chính sách "Không COVID" cũng gây ra những trở ngại cho những lĩnh vực như dịch vụ.

Thị trường tiêu dùng tiếp tục xu hướng phục hồi và tăng trưởng, nhưng do các yếu tố ngoài dự kiến như đại dịch bùng phát, các nhà bán lẻ trực tiếp, ăn uống và lưu trú tiếp tục đối mặt với sức ép lớn.

Doanh số bán lẻ của Trung Quốc, một chỉ số về tiêu dùng, tăng 2,5% trong tháng Chín, trong khi được dự báo tăng 3,3%, so với mức tăng 5,4% trong tháng Tám, cho thấy nhu cầu trong nước vẫn yếu.

Theo các nhà kinh tế, ngay cả khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý 3, đà phục hồi dài hạn sẽ vẫn gặp thách thức do các hạn chế nhằm kiểm soát dịch, thị trường bất động sản đình trệ kéo dài và những rủi ro suy thoái của kinh tế toàn cầu.

Theo một khảo sát của Reuters, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sẽ giảm xuống 3,2% trong năm 2022, thấp hơn nhiều mục tiêu chính thức là 5,5%, một trong những mức tăng thấp nhất trong gần nửa thế kỷ.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu