Trung Quốc, Mỹ ồ ạt lấp đầy các kho dự trữ dầu mỏ đang cạn kiệt - giá dầu sẽ ra sao nửa đầu 2024?

Việc các nền kinh tế trên toàn cầu nỗ lực bổ sung dầu vào các kho dự trữ đang dần trở nên cạn kiệt của họ, nhất là ở Trung Quốc, Mỹ và Châu Âu, có thể thúc đẩy nhu cầu cũng như giá dầu trong những tháng tới, trong bối cảnh căng thẳng ở Trung Đông ảnh hưởn

Trung Quốc, Mỹ ồ ạt lấp đầy các kho dự trữ dầu mỏ đang cạn kiệt - giá dầu sẽ ra sao nửa đầu 2024?

Tồn trữ dầu trên toàn cầu đã suy giảm nghiêm trọng do sự gián đoạn nguồn cung liên quan đến các lệnh trừng phạt đối với Nga vào giữa năm 2022, cũng như việc OPEC + (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh) cắt giảm sản lượng kéo dài. Cho đến nay, việc tồn trữ dầu trên toàn cầu cạn kiệt hầu như không phục hồi và các thương nhân không thể biện minh hiện tượng đó là do cho chi phí lưu trữ dầu.

Sự gián đoạn vận chuyển ở Biển Đỏ do các cuộc tấn công của phiến quân Houthi đã làm gia tăng lo ngại về nguồn cung, thúc đẩy các nhà nhập khẩu dầu mỏ xây dựng lại các kho dự trữ của mình.

Ngân hàng Morgan Stanley trong báo cáo hàng quý về triển vọng thị trường dầu công bố hôm thứ Ba (13/2) đã nâng dự báo giá dầu thô Brent lên mức trung bình 82,50 USD/thùng trong quý I và II/2024 - so với mức 80 USD và 77,50 USD trước đó - cho thấy ngân hàng này hiện đang nhận định thị trường dầu sẽ rơi vào tình trạng thắt chặt nguồn cung trong năm nay. Ngân hàng này đã hạ dự báo tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC xuống 1,5 triệu từ 1,7 triệu thùng mỗi ngày dự đoán trước đó, và nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu toàn cầu lên 1,5 triệu từ 1,3 triệu thùng/ngày.

Công ty tư vấn FGE cho biết dữ liệu từ đầu năm đến nay cho thấy tồn kho dầu thô và nhiên liệu giảm mạnh theo mùa, giàm gần 29 triệu thùng, so với mức tăng trung bình thông thường là 20 triệu thùng trong tháng 1 của các năm từ 2015 đến 2019.

Trong khi đó, tổ chức giám sát năng lượng - Cơ quan Năng lượng Quốc tế - cho biết tồn kho dầu toàn cầu đã giảm 8,4 triệu thùng vào tháng 11 năm ngoái - tháng gần đây nhất có dữ liệu đầy đủ - xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2022, nhưng dữ liệu sơ bộ tháng 12 cho thấy sự gia tăng.

202402151202551-5271.jpeg

Tồn trữ dầu trên toàn cầu.

202402151202552-1538.jpeg

Tồn trữ dầu của OECD so với trung bình 5 năm gần đây.

Các nước đang khôi phục kho dự trữ

Các thương nhân cho biết họ đang thấy nhu cầu mua mạnh từ Trung Quốc, Châu Âu và Mỹ.

Quảng cáo

Trung Quốc đang mua rất nhiều dầu – được vận chuyển đến vào mùa xuân này - để bổ sung cho các kho dự trữ, trong khi Mỹ đang dần bổ sung vào Kho dự trữ Dầu mỏ Chiến lược sau khi năm 2022 đã bán số lượng kỷ lục từ các kho dầu của Chính phủ.

Reuters dẫn lời một thương nhân của một nhà máy lọc dầu châu Âu cho biết: “Lượng dầu mà Trung Quốc mua ở mức cao vì họ sẽ bổ sung hàng trong nửa đầu năm”. “Lực mua của Mỹ và châu Âu trong tháng Hai này cũng mạnh lên do tình hình nguồn cung dầu từ Đông Suez có thể trở nên tồi tệ hơn bất cứ lúc nào”.

“Xét về số ngày đáp ứng nhu cầu (từ kho dự trữ dầu), giả sử OPEC+ tiếp tục cắt giảm nguồn cung ra thị trường cho đến nửa đầu năm 2025, chúng tôi dự đoán lượng dầu trữ trong các kho của các nước sẽ đạt khoảng 67 ngày sử dụng tính tới cuối năm 2025 so với 64 ngày hiện tại, vẫn cao hơn mức khoảng 60 ngày trước đại dịch”, chiến lược gia năng lượng của Citi, ông Francesco Martoccia, cho biết.

202402151202553-846.jpeg

Tổng tồn trữ dầu của OPECD.

OPEC+ đã tìm cách hạn chế nguồn cung để hỗ trợ giá bằng cách cắt giảm sản lượng kể từ năm 2022.

Những kế hoạch đó đã được nhấn mạnh khi Saudi Arabia tạm dừng kế hoạch tăng công suất sản xuất tối đa. Bộ trưởng năng lượng Saudi Arabia hôm thứ Hai cho hay lý do đằng sau quyết định này là nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng, đồng thời cho biết thêm vương quốc này có nhiều năng lực dự phòng để hỗ trợ thị trường dầu mỏ.

Vào cuối tháng trước, thị trường dầu mỏ đã gần như không bị tác động bởi quyết định này, khi mà nhu cầu mua dự trữ từ nhiều nước tăng cao nhưng nguồn cung từ các nước ngoài OPEC+ cũng tăng vọt nên không chú ý tới thông báo từ Saudi Arabia là tạm dựng kế hoạch tăng công suất sản xuất tối đa.

Các nhà phân tích của HSBC cho biết “chúng tôi tiếp tục nhận thấy sự mất cân bằng cung – cầu dài hạn”.

Trong một thông báo công bố tuần trước, khi dầu giá Brent tăng gần mức 80 USD/thùng, các nhà phân tích của J.P. Morgan dự đoán giá sẽ tăng thêm 10 USD vào tháng 5 (giả định không có cú sốc địa chính trị nào và Saudi Arabia và Nga sẽ đưa tổng cộng 400.000 thùng/ngày trở lại thị trường bắt đầu từ tháng 4).

Tuy nhiên, thị trường dầu mỏ thực sự vẫn trong tình trạng bấp bênh. Barclays mới đây đã hạ dự báo giá dầu thô Brent trong năm nay từ 8 USD xuống còn 85 USD/thùng và cho rằng nguồn cung sẽ tăng và việc giảm mạnh mẽ lượng hàng tồn kho đã không thành hiện thực trong quý 4 năm 2023 do nhu cầu chậm lại và nguồn cung mạnh hơn dự kiến.

Dù vậy, Barclays cũng lưu ý rằng dầu có vẻ bị định giá thấp, và cho biết họ kỳ vọng đà nhu cầu sẽ tăng dần và tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC+ sẽ giảm tốc mạnh vào năm 2024.

Giá dầu thô kỳ hạn giảm hơn 10% vào năm 2023 trong một năm giao dịch đầy biến động với những bất ổn địa chính trị và không chắc chắn về sản lượng của các nhà sản xuất dầu lớn trên thế giới.

Tham khảo: Reuters

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc