“Trò chơi đuổi bắt” trong các ngân hàng trung ương lớn toàn cầu

Nhà đầu tư đang dõi theo những dấu hiệu cho thấy ngân hàng trung ương các nước sẽ hãm lại quá trình siết chặt chính sách tiền tệ, khi mà lạm phát tại nhiều nền kinh tế lớn bắt đầu giảm.

Trong động thái mới nhất, nhiều ngân hàng trung ương tại châu Âu nâng lãi suất, tuy nhiên định hướng chính sách tiền tệ trong tương lai nhiều khả năng sẽ chệch hướng với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nó phản ánh cho những nỗi lo về tăng trưởng kinh tế không ổn định và lạm phát trong khu vực cũng như quá trình mở cửa nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Vào ngày thứ Năm, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã nâng lãi suất chủ chốt lên 2,5%. Đây là lần nâng lãi suất thứ 5 của ECB. Đồng thời ECB phát đi thông điệp sẽ không siết chặt chính sách tiền tệ mạnh tay như Fed.

Vào ngày thứ Tư, Fed đã nâng lãi suất lên ngưỡng từ 4,5% lên 4,75%. Đầu ngày thứ Năm, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) nâng lãi suất nửa điểm phần trăm lên 4%.

Nhà đầu tư hiện đang dõi theo những dấu hiệu cho thấy ngân hàng trung ương các nước sẽ hãm lại quá trình siết chặt chính sách tiền tệ khi mà lạm phát tại nhiều nền kinh tế lớn của thế giới bắt đầu giảm và tăng trưởng kinh tế suy giảm tại nhiều nơi, đặc biệt Mỹ.

Dù rằng các nhà hoạch định chính sách tiền tệ vẫn tiếp tục nhấn mạnh lạm phát ở cao hơn ngưỡng mục tiêu, nhà đầu tư đang tin rằng nhiều ngân hàng trung ương lớn sẽ không chỉ hãm tốc độ nâng lãi suất mà thậm chí còn bắt đầu hạ lãi suất trong năm nay.

Nhiệm vụ của các ngân hàng trung ương đã trở nên khó khăn bởi tác động từ đại dịch COVID-19 và quá trình mở cửa sau đại dịch của các khối kinh tế lớn nhất thế giới, tăng trưởng kinh tế tại châu Âu ghi nhận tốc độ cao hơn hẳn so với Mỹ và Trung Quốc.

Trong cuộc họp báo mới đây, Chủ tịch ECB - bà Christine Lagarde nói rằng ECB sẽ cần phải giữ nguyên định hướng, đồng thời nhấn mạnh rằng nhiệm vụ này chưa hoàn tất. ECB cho biết ngân hàng này sẽ nâng lãi suất mạnh tay hơn so với Fed và BOE trong những tháng tới.

Quảng cáo

“Chúng tôi hiểu rằng có hiệu ứng đuổi bắt trong chính sách tiền tệ, và chẳng có cách nào thay đổi điều đó”, bà Lagarde nói. ECB có kế hoạch nâng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm vào tháng 3/2022 lên ngưỡng 3% và có thể sẽ tiếp tục nâng lên sau đó, bà nói thêm.

Nhà đầu tư hiện đang quan tâm đến cam kết của ECB liên quan đến việc sẽ không tiếp tục nâng lãi suất sau tháng 3/2023, cổ phiếu và trái phiếu châu Âu lập tức tăng sau quyết định trên. Chỉ số DAX của thị trường chứng khoán Đức tăng 2,2% lên ngưỡng cao nhất trong vòng 1 năm.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Italy thời hạn 10 năm hạ 0,43 điểm phần trăm xuống 3,881%. Lợi suất trái phiếu thường biến đổi ngược chiều với giá. Đồng euro hạ 0,6% so với đồng USD.

“Sẽ cần phải mất thời gian để có thể xem cuối cùng rồi mọi chuyện sẽ ra sao và thị trường cũng đã cảm nhận được điều đó”, chuyên gia quản lý quỹ tại Quỹ Columbia Threadneedle Investments - ông Dave Chappell nói.

Kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu cho đến giờ đã khá vững vàng sau căng thẳng Nga - Ukraine, kinh tế EU vẫn tăng trưởng ở thời điểm cuối năm ngoái bất chấp việc giá năng lượng cao khiến cho niềm tin doanh nghiệp và người tiêu dùng suy giảm.

Lạm phát ẩn, không tính giá thực phẩm và năng lượng, đã luôn ổn định ở ngưỡng 5,2% trong tháng 1/2023, trên ngưỡng mục tiêu 2% của ECB. Như vậy, ECB sẽ vẫn còn phải hành động để hạ nhiệt nhu cầu.

Trong tháng trước, lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu giảm xuống mức 8,5%, thấp hơn đáng kể so với ngưỡng 10,6% của tháng 10/2022, cao hơn ngưỡng 6,5% của Mỹ trong tháng 12/2022. Mùa đông châu Âu ấm áp hơn bình thường cũng như dự trữ cao đã giúp làm giảm giá năng lượng tại khu vực này.

Cùng lúc đó, những điểm nghẽn trong nguồn cung toàn cầu đã hạ nhiệt, đồng euro tăng lên ngưỡng khoảng 1,10 USD/euro từ ngưỡng chưa đến 1 USD/euro trong vòng 3 tháng vừa qua, giá cả của các loại hàng hóa. Nhà đầu tư dự báo ECB sẽ nâng lãi suất lên ngưỡng khoảng 3,25% trước thời điểm mùa hè và sau đó hãm lại.

Fed nâng lãi suất 0,25 điểm phần trăm sau 6 lần nâng lãi suất. Tuy nhiên Chủ tịch Fed hiện đang cố gắng không để giới đầu tư kỳ vọng vào việc hãm tốc độ nâng lãi suất. Trong cuộc họp báo sau cuộc họp chính sách của ngân hàng trung ương, ông Powell nói: “Chúng ta đang nói về một vài đợt nâng lãi suất khác mà chúng tôi nghĩ rằng nó phù hợp”.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 14/5 do các nhà đầu tư khó duy trì đà tăng mạnh từ Phố Wall hôm trước bởi Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm sau đàm phán thương mại Mỹ - Trung Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Tổng thống Trump tiếp tục chỉ trích Fed

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã một lần nữa kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư được công bố.

GDP Mỹ quý 1/2025 bất ngờ tăng trưởng âm, ông Trump lập tức 'trách' cựu Tổng thống Joe Biden Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm

Công ty khai thác Bitcoin của gia đình Tổng thống Mỹ D. Trump chuẩn bị “lên sàn”

Ngày 12/5, American Bitcoin - công ty khởi nghiệp khai thác Bitcoin của hai người con của Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York qua vụ sáp nhập.

Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm Giá bitcoin tăng vọt lên trên mốc 100.000 USD

Fed có thể chỉ giảm lãi suất hai lần trong năm 2025

Sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt căng thẳng thương mại, các nhà giao dịch đã giảm bớt dự đoán về số lần Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn hai lần.

Chủ tịch FED bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất sớm để giảm tác động của thuế quan Giá vàng thế giới tiếp tục giảm sau cuộc họp của Fed