Tổng quan tình hình của Credit Suisse từ sau vụ thâu tóm lịch sử của UBS

Những bộ phận chính của ngân hàng vẫn tiếp tục bị khách hàng rút tiền và mất khách, ngoài ra, ngân hàng cũng phải vay tiền từ kênh khẩn cấp nhiều hơn so với tính toán trước đây.

Ngân hàng Credit Suisse Group AG công bố ước tính 61,2 tỷ franc tương đương 69 tỷ USD đã bị rút ra khỏi ngân hàng trong quý 1/2023, ngân hàng này đồng thời thu hẹp quy mô bộ phận quản lý tài sản.

Việc Credit Suisse bị rút mạnh tiền như vậy tạo ra thách thức cho ngân hàng UBS AG trong việc giữ chân khách hàng và tài sản sau vụ thâu tóm khẩn cấp diễn ra vào tháng trước, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Trong vòng 6 tháng, ngân hàng lớn của Thụy Sỹ này đã mất hơn 200 tỷ franc, tuy nhiên tiền bị rút ra mạnh hơn trong vài ngày xáo trộn trước khi chính phủ Thụy Sỹ can thiệp và yêu cầu UBS thực hiện vụ thâu tóm.

Kết quả kinh doanh của quý 1/2023 do ngân hàng Credit Suisse Group AG đưa ra mới đây cho thấy những bộ phận chính của ngân hàng vẫn tiếp tục bị khách hàng rút tiền và mất khách, ngoài ra, ngân hàng cũng phải vay tiền từ kênh khẩn cấp nhiều hơn so với tính toán trước đây.

Những con số mới nhất giúp người ta hiểu hơn về những xáo trộn mà ngân hàng Credit Suisse có lịch sử 167 năm đang trải qua và những khó khăn mà ngân hàng UBS đang đối mặt phía trước.

Quảng cáo

Quý vừa qua là quý cuối cùng mà Credit Suisse hoạt động độc lập. Credit Suisse có lãi 12,4 tỷ franc, tuy nhiên số lãi này là bởi Credit Suisse hưởng lợi từ quy định gây tranh cãi gây thiệt hại đến quyền lợi của các trái chủ. Nếu không nhờ vậy hẳn Credit Suisse đã lỗ.

Tính riêng trong tháng 3/2023, những khách hàng giàu có và nhà đầu tư cá nhân đã rút hàng tỷ USD khỏi Credit Suisse sau khi cổ đông chiến lược Saudi Arabia cho biết sẽ không tiếp tục đầu tư vào ngân hàng này. Tuyên bố của Credit Suisse đã tạo ra cuộc khủng hoảng niềm tin thứ 2 chỉ trong vòng vài tháng và khiến cho chính phủ Thụy Sỹ buộc phải can thiệp cứu ngân hàng này bởi lo ngại về kịch bản ngân hàng phá sản.

“Mức độ mà Credit Suisse thiệt hại và khối lượng tiền rút ra rất lớn đến mức đáng kinh ngạc. Thỏa thuận thâu tóm mới nhất có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng UBS trừ khi hai bên có được kế hoạch tái cấu trúc thật mạnh tay”, chuyên gia phân tích thuộc Keefe, Bruyette & Woods’ – ông Thomas Hallett phân tích.

Việc tiền bị rút mạnh và thua lỗ tại nhiều bộ phận chủ chốt ví như quản lý tài sản hay ngân hàng đầu tư là một trong những chỉ báo rõ ràng nhất về những rủi ro mà ngân hàng UBS đối mặt trong quá trình sáp nhập hai ngân hàng dự kiến có thể mất đến 4 năm. Chủ tịch Colm Kelleher đã cảnh báo rằng quá trình tiếp quản ngân hàng Credit Suisse tiềm ẩn nhiều thách thức hơn nhiều vụ giải cứu ngân hàng trước đây trong thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008.

Thế nhưng vẫn có thể khẳng định rằng ngân hàng UBS đã có “món hời” khi mà chỉ phải trả 3 tỷ franc cho một ngân hàng có giá trị sổ sách lên đến 54 tỷ franc, chính vì vậy UBS thừa khả năng ứng phó nếu tiếp tục có thua lỗ. Theo một số các chuyên gia phân tích, kết quả của Credit Suisse như vậy vẫn tốt hơn so với kỳ vọng trước đó của UBS.

Theo công bố của Credit Suisse, lượng tiền rút ra đã giảm đi thế nhưng chưa đảo chiều, đồng thời Credit Suisse đã mất khoảng 6,9 tỷ USD riêng tại bộ phận khách hàng tư nhân ở Thụy Sỹ và rồi mất thêm 11,6 tỷ franc trong bộ phận quản lý tài sản. Việc tổng tài sản thuộc diện quản lý và tiền gửi sụt giảm cũng làm giảm biên lợi nhuận, ngoài ra làm giảm các loại phí và hoa hồng mà ngân hàng thu về.

Ở thời điểm cuối quý 1/2023, tổng tiền vay của Credit Suisse từ Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) đạt tổng số 108 tỷ franc, trước đó Credit Suisse đã trả lại 60 tỷ franc tiền vay nhằm bù đắp thanh khoản. Sang đến tháng 4/2023, Credit Suisse trả lại thêm 10 tỷ franc cho SNB.

Theo Thời Đai Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Sau cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28-29/1, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, tạm dừng xu hướng nới lỏng chính sách đã duy trì trong khoảng nửa năm qua khi các quan chức xem xét b

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần

Yếu tố làm nên sức bật cho nền kinh tế “ngôi sao” của châu Âu

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Đường ống mới Pháp - Tây Ban Nha có giải quyết được khủng hoảng năng lượng châu Âu? Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025