Tốc độ tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương nhanh nhất trong 20 năm qua

Các ngân hàng trung ương lớn đã thực hiện nhiều đợt tăng lãi suất với tốc độ và quy mô chưa từng thấy trong ít nhất 20 năm trong tháng 9/2022. Tuy nhiên, đã xuất hiện dấu hiệu cho thấy chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc, nhất là tại các thị trường mới nổi.

Các ngân hàng trung ương lớn, giám sát 8 trong số 10 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất, đã thực hiện tăng tổng cộng 550 điểm cơ bản trong các đợt tăng lãi suất trong tháng 9/2022, nâng tổng mức nâng lãi suất trong năm 2022 từ các ngân hàng trung ương của các nước gồm Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Vương quốc Anh - và Mỹ lên 1.850 điểm cơ bản.

Vincent Chaigneau, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Generali cho biết các ngân hàng trung ương này đang tập trung vào việc kiềm chế lạm phát đang ở mức cao trong nhiều thập niên.

Tuy nhiên, rủi ro là biện pháp mà các ngân hàng sử dụng để đối phó với lạm phát được áp dụng một thời gian dài có thể gây ra tình trạng lãi suất tăng quá mức. Những lo ngại về việc các ngân hàng trung ương lớn tăng lãi suất quá nhanh và có khả năng đi quá xa đã khiến các thị trường quay đầu trong quý 3/2022 và giảm sút trong tháng tới.

Các quyết định của ngân hàng trung ương trong tháng 9/2022 đã không làm dịu được những lo ngại đó với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp và Chủ tịch Jerome Powell cam kết sẽ “kiên định”, trong khi Ngân hàng Anh (BoE) cũng tăng lãi suất.

Quảng cáo

Cả Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Canada đều nâng lãi suất chuẩn, và các nhà hoạch định chính sách ở Thụy Sỹ đã chấm dứt một thập niên lãi suất âm ở châu Âu với việc tăng lãi suất vào tháng 9/2022. Ngân hàng trung ương Thụy Điển cũng đưa ra mức tăng lãi suất lớn nhất trong 40 năm.

Mặc dù vậy, có những dấu hiệu cho thấy một số ngân hàng đang tìm cách rút dần khỏi cuộc đua lãi suất này. Na Uy được dự đoán sẽ tăng lãi suất với mức nhỏ hơn trong tương lai sau khi tăng 50 điểm cơ bản vào ngày 22/9, trong khi Australia, sau khi nâng lãi suất lên mức cao nhất trong 7 năm vào đầu tháng 9/2022, đã gây bất ngờ cho các thị trường với một động thái nhỏ hơn dự kiến trong tháng 10/2022.

Trên khắp các thị trường mới nổi, nhiều dấu hiệu cho thấy chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc rõ ràng hơn cả. Mười trong số 18 ngân hàng trung ương đã thực hiện tăng lãi suất tổng cộng 600 điểm cơ bản trong tháng 9/2022, thấp hơn nhiều so với con số 800 điểm cơ bản trong cả hai tháng 6 và tháng 7/2022.

Hungary đã thực hiện mức tăng lãi suất lớn hơn dự kiến là 125 điểm cơ bản để chấm dứt chu kỳ thắt chặt trong tháng 9/2022, trong khi Brazil tăng mạnh lãi suất trong tháng 9/2022. Cả hai ngân hàng trung ương này đều đã tăng khoảng 1.200 điểm cơ bản mỗi lần tăng kể từ đầu năm 2021, là “tấm gương” trong nỗ lực tăng lãi suất ban đầu ở cả châu Âu và châu Mỹ Latinh.

Nhìn chung, các ngân hàng trung ương ở thị trường mới nổi đã tăng lãi suất tổng cộng 6.340 điểm cơ bản cho đến này, nhiều hơn gấp hai lần so với mức 2.745 điểm cơ bản trong cả năm 2021.

Claudia Calich, người đứng đầu bộ phận nợ của các thị trường mới nổi tại M&G Investments cho hay các thị trường mới nổi đang đi trước nhiều ngân hàng trung ương ở các thị trường phát triển trong đó có Fed, ECB và BoE. Từ góc độ lãi suất, những nước này đang tiến tới cuối chu kỳ thắt chặt.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Nhìn lại 7 ngày "địa chấn" thương mại toàn cầu

Chỉ trong vòng một tuần, thế giới chứng kiến những diễn biến chóng mặt trên mặt trận thương mại toàn cầu, khởi nguồn từ quyết định áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4) Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Trung Quốc thông báo sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% kể từ ngày 10/4, tăng từ mức 34% thông báo trước đó, sau khi Mỹ bắt đầu áp thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4.

EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ Nóng: Thuế quan đối ứng của Mỹ với hơn 80 nền kinh tế chính thức có hiệu lực

Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết

Ngày 9/4, mức thuế đối ứng mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đối với hàng chục nền kinh tế thế giới đã chính thức có hiệu lực.

Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ

Thương hiệu Mỹ lo ngại làn sóng tẩy chay

Trong bối cảnh các công ty đang nỗ lực ứng phó với loạt thuế quan trả đũa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tâm lý chống Mỹ hướng vào các thương hiệu Mỹ đang nổi lên như một mối lo ngại mới.

Ba kịch bản tác động từ việc Hòa Kỳ áp thuế đối ứng tới Việt Nam Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4)

Thái Lan có thể "bốc hơi" khoảng 2,58 tỷ USD doanh thu vì thuế Mỹ

Thái Lan có thể chịu khoản lỗ doanh thu ước tính 900 tỷ baht (khoảng 2,58 tỷ USD) do chính quyền Mỹ áp dụng mức thuế quan có đi có lại 36% đối với hàng xuất khẩu của Thái Lan sang Mỹ.

Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi? Giá gạo Thái Lan thấp nhất trong hơn hai năm Giá gạo Thái Lan thấp nhất 3 năm

Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ

Ngày 8/4, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok tuyên bố chính phủ nước này sẽ công bố chi tiết về ngân sách bổ sung được đề xuất trị giá 10.000 tỷ won (6,8 tỷ USD) vào tuần tới.

Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong 16 năm Chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc