Thụy Sỹ: Tăng trưởng kinh tế chậm lại do thiếu hụt năng lượng, lạm phát tăng

Ban Thư ký Nhà nước về các vấn đề kinh tế Thụy Sỹ (SECO) ngày 5/9 thông báo tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thụy Sỹ trong quý 2/2022 đã chậm lại còn 0,3%.

Ban Thư ký Nhà nước về các vấn đề kinh tế Thụy Sỹ (SECO) ngày 5/9 thông báo tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thụy Sỹ trong quý 2/2022 đã chậm lại còn 0,3% so với mức tăng 0,5% được ghi nhận trong quý đầu tiên của năm nay.

Các ngành sản xuất, xây dựng, thương mại và dịch vụ tài chính đều có dấu hiệu suy yếu trước tình trạng thiếu hụt năng lượng và lạm phát gia tăng. Ngành sản xuất bị sụt giảm -0,5% về sản lượng, dẫn đầu là ngành công nghiệp hóa chất và dược phẩm. Thương mại giảm -2,1%, xây dựng giảm -1,7% và dịch vụ tài chính giảm -1,5% cũng kìm hãm đà phục hồi kinh tế.

Tuy nhiên, việc dỡ bỏ các hạn chế về đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy kinh doanh du lịch và các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và vận tải. Chi tiêu của người tiêu dùng cũng tăng trong mùa Xuân và đầu mùa Hè khi lạm phát mới bắt đầu gia tăng.

Vào tháng 8/2022, Hiệp hội Ngân hàng Thụy Sỹ (SBA) cho biết các ngân hàng đang đối mặt với những điều kiện không chắc chắn trong năm nay, sau sự tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2021. Tài sản được quản lý giảm 4,4% từ tháng 1 đến cuối tháng 6.

Quảng cáo

Rủi ro địa chính trị gia tăng, đặc biệt là do xung đột ở Ukraine, gián đoạn chuỗi cung ứng, tỷ lệ lạm phát tăng và việc quay trở lại chính sách tiền tệ hạn chế hơn được coi là những vấn đề đáng quan tâm.

Các nhóm doanh nghiệp cũng bày tỏ lo ngại về chi phí năng lượng tăng cao và tình trạng thiếu hụt một số nguyên vật liệu quan trọng.

Chi tiêu của các hộ gia đình cũng có thể bị ảnh hưởng bởi giá hàng tiêu dùng tăng đều đặn. Tỷ lệ lạm phát đã chạm mức 3,5% trong tháng 8/2022 so với tháng 8/2021.

Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát của Thụy Sỹ vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với các nước khác, chẳng hạn như Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh và Mỹ, nơi tỷ lệ hiện đang ở mức từ 8% đến 9% và có thể tăng lên hai con số trong năm nay. Thụy Sỹ được bảo vệ bởi sức mua mạnh mẽ của đồng franc Thụy Sỹ luôn được săn đón.

Hồi tháng 6/2022, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ (SNB) dự kiến tăng trưởng GDP khoảng 2,5% trong cả năm. SNB đã tăng lãi suất thêm 0,5% và dự đoán lạm phát sẽ giảm xuống còn 2,9% vào cuối năm nay./.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Các doanh nghiệp công nghệ lo ngại tác động của thuế quan Mỹ

Các nhà cung cấp cho những công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ đang phải đối mặt với mức độ bất ổn do các chính sách thuế quan khó đoán của Tổng thống Donald Trump.

Thị trường Mỹ siết thuế 46%, doanh nghiệp Việt cần tận dụng tốt thế mạnh sẵn có Thuế đối ứng có khiến doanh nghiệp xuất khẩu “việt vị” với kế hoạch kinh doanh năm 2025?

Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 11/4 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận rằng chiến lược thuế quan toàn cầu có thể gây ra những tác động ngoài dự kiến.

Chứng khoán châu Á ổn định trở lại sau cú sốc thuế quan Chứng khoán châu Á xanh mướt sau tin nóng, Nikkei nhảy vọt hơn 8%

Gần 190 doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin phá sản trong quý 1 năm 2025

Một số doanh nghiệp lớn của Mỹ tuyên bố phá sản trong tháng Ba gồm nhà bán lẻ Forever 21, công ty viễn thông Mitel Networks và hãng sản xuất phim Village Roadshow Entertainment Group.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Sau “cú phanh” thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?

Trong những ngày gần đây, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động sau những thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã quyết định tạm dừng việc áp dụng thuế quan mới trong 90 ngày.

Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan

Nhìn lại 7 ngày "địa chấn" thương mại toàn cầu

Chỉ trong vòng một tuần, thế giới chứng kiến những diễn biến chóng mặt trên mặt trận thương mại toàn cầu, khởi nguồn từ quyết định áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4) Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ