Thua chứng khoán, một loại tài sản chạm đáy 2 năm vì FED liên tục tăng lãi suất, nhưng đường dài mới biết ngựa hay

Lãi suất tăng cao và những bất ổn kinh tế leo thang được coi là những yếu tố làm giảm nhu cầu đối với loại tài sản này.

Thua chứng khoán, một loại tài sản chạm đáy 2 năm vì FED liên tục tăng lãi suất, nhưng đường dài mới biết ngựa hay

Từ cuối năm 2022, Phố Wall tràn ngập những dự đoán về việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế và thị trường chứng khoán Mỹ.

Thực tế, nền kinh tế chung đã phát triển mạnh mẽ một cách kinh ngạc. Song, cuộc khủng hoảng tiền tệ lại gây ra một kiểu suy thoái khác. Đó là sự thoái trào trên thị trường thứ cấp của đồng hồ xa xỉ.

Chỉ số WatchCharts Overall Market Index theo dõi giá của 60 loại đồng hồ từ các thương hiệu hàng đầu thế giới như Rolex, Patek Philippe và Audemars Piguet. Từ đỉnh tháng 3/2022, chỉ số này đã giảm 37%. Riêng một chỉ số dành cho các mẫu đồng hồ Rolex đã giảm 31% trong cùng khoảng thời gian.

Việc ngân hàng trung ương Mỹ thắt chặt tiền tệ từ tháng 3/2022 đến tháng 7/2023 được coi là nguyên nhân chính khiến giá đồng hồ sụt giảm. Lãi suất tăng cao làm dấy lên lo ngại suy thoái kinh tế, thúc đẩy các nhà đầu tư giảm chi tiêu xa xỉ và tăng cường tiết kiệm, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu về đồng hồ hạng sang.

Những chiếc đồng hồ đắt tiền nhất lại bị mất giá nhiều nhất. Theo dữ liệu của WatchCharts, những sản phẩm trong khung giá từ 50.001 USD đến 100.000 USD đã giảm hơn 10% trong 12 tháng qua, trong khi nhóm từ 10.001 đến 20.000 USD giảm khoảng 7%. Đồng hồ giá khoảng từ 5.001 USD đến 10.000 USD cũng giảm 7%.

Kể từ tháng 3/2022, khi FED bắt đầu tăng lãi suất, đồng hồ xa xỉ đã hoạt động kém hiệu quả hơn so với cổ phiếu. Chỉ số S&P 500 tập hợp các cổ phiếu vốn hoá lớn của Mỹ đã tăng 12% kể từ lúc đó.

Quảng cáo

Chỉ số Rolex Market Index, theo dõi 30 mẫu có giá trị nhất, đã giảm 8% so với năm ngoái, trong khi chỉ số Patek Philippe mất 16%. Dữ liệu của WatchCharts cho thấy đồng hồ Audemars Piguet chứng kiến mức lỗ mạnh nhất, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

image2-5771.png

Ảnh: Rolex

Khi mọi thứ tăng giá trong đại dịch, đồng hồ xa xỉ cũng không ngoại lệ. Tiền mặt dư thừa đổ vào tất cả các loại hình đầu tư thay thế, chẳng hạn như mã thông báo không thể thay thế (NFT), cổ phiếu meme. Và những chiếc đồng hồ xa xỉ cũng bị cuốn theo làn sóng này.

Một báo cáo từ Boston Consulting Group cho thấy giá của đồng hồ Rolex, Patek Philippes và Piguet đã đạt mức cao kỷ lục vào đầu năm 2022. Doanh số bán đồng hồ đã qua sử dụng đạt 22 tỷ USD vào năm 2021, tương đương gần 1/3 thị trường đồng hồ xa xỉ trị giá 75 tỷ USD.

Mặc dù giá giảm trong năm 2023, nhưng khi xét về lâu dài, giá đồng hồ đã tăng cao đáng kể và vượt trội hơn thị trường chứng khoán. Chỉ số Rolex Market Index đã tăng hơn 42% so với 5 năm trước.

Trong báo cáo đầu năm, Boston Consulting Group cho biết đồng hồ xa xỉ hoạt động đặc biệt tốt trong dài hạn. Từ tháng 8/2018 đến tháng 1/2023, giá trung bình trên thị trường đồ cũ dành cho các mẫu hàng đầu của ba thương hiệu xa xỉ Rolex, Patek Philippe và Audemars Piguet đã tăng 20%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ hàng năm 8% của chỉ số S&P 500.

Theo BI

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Tổng thống Mỹ: Có thể có ngoại lệ đối với mức thuế cơ bản 10%

Trong một phát biểu mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết có thể đưa ra một số miễn trừ đối với mức thuế 10% áp dụng cho hầu hết các đối tác thương mại.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ

Các doanh nghiệp công nghệ lo ngại tác động của thuế quan Mỹ

Các nhà cung cấp cho những công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ đang phải đối mặt với mức độ bất ổn do các chính sách thuế quan khó đoán của Tổng thống Donald Trump.

Thị trường Mỹ siết thuế 46%, doanh nghiệp Việt cần tận dụng tốt thế mạnh sẵn có Thuế đối ứng có khiến doanh nghiệp xuất khẩu “việt vị” với kế hoạch kinh doanh năm 2025?

Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 11/4 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận rằng chiến lược thuế quan toàn cầu có thể gây ra những tác động ngoài dự kiến.

Chứng khoán châu Á ổn định trở lại sau cú sốc thuế quan Chứng khoán châu Á xanh mướt sau tin nóng, Nikkei nhảy vọt hơn 8%

Gần 190 doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin phá sản trong quý 1 năm 2025

Một số doanh nghiệp lớn của Mỹ tuyên bố phá sản trong tháng Ba gồm nhà bán lẻ Forever 21, công ty viễn thông Mitel Networks và hãng sản xuất phim Village Roadshow Entertainment Group.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Sau “cú phanh” thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?

Trong những ngày gần đây, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động sau những thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã quyết định tạm dừng việc áp dụng thuế quan mới trong 90 ngày.

Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan