Thủ tướng Đức tuyên bố Berlin không còn phụ thuộc vào khí đốt của Nga

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố rằng Berlin không còn phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga và đang tìm cách cắt giảm lượng tiêu thụ khí đốt xuống 20%.

“Tôi rất vui vì chúng tôi đã đạt được thỏa thuận ở cấp độ châu Âu về mục tiêu giảm lượng tiêu thụ khí đốt xuống 15%. Đây là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy sự đoàn kết ở châu Âu, cũng là tín hiệu đáng mừng đối với đất nước của chúng tôi, quốc gia cho đến nay vẫn đặc biệt phụ thuộc vào khí đốt của Nga”, hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Scholz cho biết trong bài phát biểu tại Hạ viện ngày 20/10.

Thủ tướng Đức cũng bày tỏ tin tưởng rằng Berlin đã “giải phóng” đất nước khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga và đang chuẩn bị tốt cho mùa đông. Nhà lãnh đạo này cũng nói lời cảm ơn toàn thể người dân Đức vì đã nỗ lực tiết kiệm năng lượng.

Quảng cáo

“Chúng ta đang cùng nhau phấn đấu cắt giảm 20% lượng tiêu thụ khí đốt. Mỗi kilowatt giờ chúng ta tiết kiệm được sẽ tăng cường an ninh năng lượng của đất nước”, ông Scholz tuyên bố.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Đức cũng nhắc lại cáo buộc Moskva đã “sử dụng năng lượng làm vũ khí” đối phó với phương Tây. Ông cho rằng rất lâu trước khi xảy ra các sự cố tại đường ống Nord Stream ở biển Baltic, Nga đã ngừng cung cấp khí đốt qua đường ống này mà không nêu rõ lý do. Do đó, ông Scholz nói rằng nước Nga không còn là đối tác thương mại đáng tin cậy.

Đức đã quyết định chấm dứt phụ thuộc vào các nguồn năng lượng của Nga để đáp trả chiến dịch quân sự đặc biệt của Moskva tại Ukraine. Theo kế hoạch của Berlin, trong năm 2022, nước này sẽ từ bỏ nhập khẩu than đá và dầu, nhưng vẫn sẽ cần khí đốt của Nga trong năm tới.

Về phần mình, Nga đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc cho rằng Moskva “vũ khí hóa” năng lượng. Giới chức chỉ ra rằng chính sách năng lượng của EU và các lệnh trừng phạt Nga chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” về năng lượng như hiện nay, gây khó khăn cho châu Âu.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt

Ngân hàng Thế giới bổ sung vốn kỷ lục lên đến 100 tỷ USD cho phát triển toàn cầu

Số tiền khổng lồ sẽ được dùng để hỗ trợ 78 quốc gia có thu nhập thấp, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và ứng phó với Biến đổi Khí hậu.

WB: Lượng kiều hối toàn cầu tăng chậm đáng kể trong năm 2022 Nguyên nhân khiến WB cảnh báo về một thập kỷ mất mát của kinh tế thế giới