Thị trường vẫn chưa thể giải phóng khỏi sức "ì" tâm lý

Dù đã lấy lại được xu hướng tăng dài hạn ở phiên hôm qua, phản ứng của thị trường cũng không cho thấy sự hào hứng trở lại của nhà đầu tư.

Thị trường vẫn chưa thể giải phóng khỏi sức

Định vị thị trường

Sau sự kiện bầu cử tại Mỹ, giới đầu tư hướng sự chú ý đến gói kích thích kinh tế tại Trung Quốc và kết quả của cuộc họp FOMC. Các chỉ số chứng khoán Trung Quốc có phiên tăng điểm mạnh mẽ với SHCMP (+2,57%), HSI (+2,02%), SZI (+2,44%) tăng trên 2%. Trong khi đó, TWSE (+0,82%), KOSPI (+0,04%), NIKKEI 225 (-0,25%) vận động trong biên độ hẹp.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những sự tích cực trở lại sau khi chỉ số VN-Index lấy lại xu hướng tăng dài hạn ở phiên hôm qua. Tuy nhiên, về cuối phiên, các mã lớn lại gây cản trở và làm chỉ số quay đầu.

Chất xúc tác

Chỉ số DXY sau khi vọt tăng lên trên 105 điểm đã hạ nhiệt ở phiên hôm nay. Dù vậy, đây vẫn là một biến số khiến cho nhà đầu tư chưa thể an tâm do tác động của tỷ giá lên nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán. Giá bán USD trên thị trường tự do hiện đã lên gần 25.850 VND/USD còn tại các ngân hàng cũng đang niêm yết ở mức tỷ giá trần là 25.497 VND/USD.

Thị trường vẫn chưa thể giải phóng khỏi sức "ì" tâm lý
Khối ngoại bán ròng phiên thứ 11 liên tiếp.

Trong khi đó, khối ngoại tiếp tục các động thái bán ròng trên HOSE. Phiên hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài lại rút ròng 402 tỷ đồng với VHM (-103 tỷ đồng), MSN (-85,53 tỷ đồng), CMG (-67,5 tỷ đồng), VCB (-47,7 tỷ đồng), KBC (-42 tỷ đồng), HDB (-38,15 tỷ đồng), DBC (-35,22 tỷ đồng) bị bán ra nhiều nhất.

Quảng cáo

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngoài việc phải kiểm soát hoạt động đầu tư cơ tỷ giá cũng phải chú ý tới những biến động của lãi suất liên ngân hàng. Chính vì vậy, các phiên gần đây, NHNN đã bơm trả lại hệ thống. Riêng phiên hôm qua, đã bơm ròng 14.699,99 tỷ đồng ra thị trường qua kênh thị trường mở. Trạng thái thị trường có 70.999,91 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố, có 76.800 tỷ đồng tín phiếu lưu hành.

Vận động thị trường

Thị trường đã tận dụng đà hồi phục của phiên hôm qua để duy trì sắc xanh trong phần lớn thời gian giao dịch. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, dòng tiền hầu như không được kích hoạt trên thị trường.

Các mã tăng tốt đều khá rời rạc và không tạo ra hiệu ứng nhóm ngành. Đó là một số trường hợp của NVL (+3,85%), DXS (+6,87%), VTP (+6,91%), CTR (+2,4%), CMG (+3,52%), SCS (+3,17%).

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu Khu Công nghiệp sau một phiên giao dịch bùng nổ lại rơi vào trạng thái khá "chưng hửng" với các mã VGC (-1,1%), IJC (-1,1%), KBC (-0,2%), SZC (+0,4%). Nếu các cổ phiếu này giảm mạnh trong phiên T+2 tới đây sẽ khiến thị trường trở nên rủi ro hơn.

Với các cổ phiếu lớn, nhiệm vụ dẫn dắt thị trường đã không được hoàn thành khi tới cuối phiên, nhiều mã kéo chỉ số giảm điểm, đó là các cổ phiếu như GVR (-1,2%), MSN (-1,2%), BID (-0,9%), TPB (-0,9%), CTG (-0,8%), VPB (-0,8%). Tổng cộng 20/30 mã giảm trong VN30.

Đóng cửa, chỉ số VN-Index giảm 1,53 điểm xuống 1.259,75 điểm. Thanh khoản sàn đạt 499,26 triệu đơn vị, tương đương 12.480 tỷ đồng.

2 sàn chỉ số còn lại cũng đều đóng cửa trong sắc đỏ. Chỉ số HNX-Index giảm 0,12% xuống 227,49 điểm, thanh khoản đạt 41,14 triệu đơn vị, tương đương 723 tỷ đồng. Còn UPCoM-Index giảm 0,42% xuống 92,32 điểm, với giá trị giao dịch sàn đạt 661 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Phiên thanh khoản kỷ lục, VN-Index giữ lại mốc 1.200 điểm

Sau phiên giảm kỷ lục, thị trường vẫn còn gặp áp lực bán khi đã có thời điểm giảm hơn 70 điểm. Tuy nhiên, những nỗ lực hấp thụ lực bán đã xuất hiện giúp nhiều cổ phiếu thoát được giá sàn. Đồng thời, VN-Index cũng đóng cửa trên 1.200 điểm.

DNSE vươn lên 16,7 % thị phần chứng khoán phái sinh quý I/2025 Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10%

Chứng khoán châu Á nối tiếp đà bán tháo toàn cầu

Nối tiếp đà bán tháo toàn cầu, ngày 4/4, chứng khoán châu Á giảm sâu do lo ngại chiến tranh thương mại từ thuế quan Mỹ, cùng rủi ro suy thoái và lạm phát tăng cao.

Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10% Công ty chứng khoán đánh giá toàn diện tác động của “cú sốc” thuế đối ứng 46% tới từng nhóm ngành sản xuất

Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10%

Có 6/10 công ty chứng khoán trong Top 10 thị phần môi giới của HOSE mở rộng được thị phần giao dịch. Đáng chú ý nhất là "ông lớn" SSI đã có sự tăng tốc mạnh mẽ trong khi chứng khoán Mirae lại bị thu hẹp nhiều nhất.

Công ty chứng khoán ngoại lớn nhất đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 7% Chứng khoán HSC đặt mục tiêu năm 2025 cho vay 27.000 tỷ đồng

Chuyên gia Dragon Capital: Tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của VN-Index từ việc tăng thuế suất xuất khẩu sang Mỹ là không đáng kể

Theo chuyên gia của Dragon Capital, các ngành nghề bị ảnh hưởng chủ yếu là hóa chất, tiêu dùng, thực phẩm và một số mặt hàng khác,…. Tuy nhiên, ổng giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp ngành này chỉ chiếm khoảng 5,5% toàn bộ giá trị vốn hóa của VN-Index.

Chứng khoán giảm mạnh sau quyết định thuế đối ứng của Mỹ, nhà đầu tư nên làm gì? Thủ tướng chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam

Chứng khoán châu Á lao dốc sau thông báo thuế quan từ Mỹ

Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch 3/4, khi nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu do tác động từ các biện pháp thuế quan mới của Mỹ.

Chứng khoán Mỹ tăng điểm với kỳ vọng Nhà Trắng có lập trường thương mại linh hoạt hơn Chứng khoán Mỹ chao đảo, Dow Jones giảm hơn 700 điểm sau báo cáo lạm phát nóng vượt dự đoán và lo ngại về thuế quan