Thị trường tiếp tục được kéo rướn, nhiều cổ phiếu đóng cửa cao nhất phiên

Dù đã xuất hiện rung lắc nhưng thị trường vẫn nhận được lực đẩy từ nhiều cổ phiếu Ngân hàng để kéo lên mức cao nhất về cuối phiên. Qua đó, chỉ số VN-Index đã có chuỗi 4 phiên tăng điểm liên tiếp.

Định vị thị trường

Phân hóa xuất hiện trở lại trên các thị trường chứng khoán châu Á. Các chỉ số NIKKEI 225 (-0,29%), TWSE (-0,85%), KLSE (-0,27%) cùng giảm nhẹ trong khi KOSPI (+0,17%), SET (+0,53%) vẫn đóng cửa trong sắc xanh.

Sau 3 phiên tăng điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam đối diện với áp lực chốt lời nhiều hơn. Tuy nhiên, rung lắc vẫn được các cổ phiếu lớn giải quyết hết trong giai đoạn cuối phiên. Chỉ số VN-Index thậm chí còn đóng cửa ở mức cao nhất phiên, qua đó kéo dài chuỗi phiên tăng lên con số 4.

Chất xúc tác

Dòng tiền vẫn đồng hành với chuỗi tăng điểm của thị trường. Mức khớp lệnh của HOSE duy trì trên mức bình quân 20 phiên trong cả 4 phiên vừa qua. So với phiên hôm qua, khớp lệnh chỉ giảm hơn 7%.

Tỷ trọng giao dịch của khối nội chiếm gần 90% trong cả 2 chiều mua/bán. Trong khi đó, khối ngoại chỉ đóng góp ở mức 10% dù đã quay lại bán ròng gần 220 tỷ đồng trên HOSE.

Thị trường tiếp tục được kéo rướn, nhiều cổ phiếu đóng cửa cao nhất phiên
Khối ngoại quay lại bán ròng nhẹ.
Quảng cáo

Các mã HPG (-157 tỷ đồng), MWG (-103 tỷ đồng), MSN (-75 tỷ đồng), TCB (-71 tỷ đồng), HSG (-66,4 tỷ đồng), VPB (-64 tỷ đồng), VHM (-63,6 tỷ đồng) bị khối ngoại bán ra nhiều nhất. Trong khi đó, FPT (+263 tỷ đồng), CTG (+194 tỷ đồng), VCB (+131 tỷ đồng) lại được mua vào nhiều nhất.

Vận động thị trường

Rung lắc xuất hiện rõ rệt nhất trong phiên sáng nay với việc VN-Index đã có thời điểm giảm gần 5 điểm. Đây có thể là những dấu hiệu rõ ràng hơn cho thấy thị trường đang gặp đối kháng khi tiếp tục rướn lên.

Tuy nhiên, trong phiên chiều, các cổ phiếu VN30 đã giải quyết được áp lực với sự đóng góp của nhiều cổ phiếu lớn, tổng cộng có tới 23/30 mã đã tăng giá.

Ảnh hưởng lớn nhất đến từ nhóm Ngân hàng với các mã BID (+3%), VCB (+2,2%), MBB (+2,1%) đều tăng trên 2% trong khi CTG (+3%), TPB (+2%), MSB (+1,4%), ACB (+1,2%), STB (+1%) đóng cửa cao nhất phiên. Ngoài ra, cũng cần chú ý tới cổ phiếu NAB (+4%) tiếp tục lập kỷ lục giá mới.

Các cổ phiếu như POW (+1,9%), FPT (+1,5%), HPG (+1,4%), SSI (+1,2%) cũng là những nhân tố hỗ trợ tích cực trong rổ VN30. Cùng với đó, hiệu ứng nhóm ngành từ các cổ phiếu này cũng giúp cho các cổ phiếu Năng lượng, Thép, Chứng khoán được lan tỏa, thể hiện qua các mã NT2 (+3%), PPC (+1,2%), SMC (+6,6%), TLH (+3,7%), NKG (+1,6%), HSG (+1%), VCI (+1,3%)…

Các nhóm như Bán lẻ, Bất động sản cũng đều có kết quả giao dịch tích cực với FRT (+6,8%), PET (+3,2%), PDR (+2,7%), CII (+2,6%), SCR (+2,2%), NTL (+1%)…

Tổng cộng, sắc xanh vẫn chiếm gần 50% số mã trên HOSE. Chỉ số VN-Index đóng cửa cao nhất phiên, tăng 11,5 điểm (+0,9%) lên 1.284,05 điểm. Tổng giá trị giao dịch sàn đạt 20.651 tỷ đồng.

Còn HNX-Index và UPCoM-Index tiếp tục là những chỉ số đi sau, với thành tích tăng 0,47% và 0,4%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 2.400 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Nhóm cổ phiếu công nghệ Viettel, FPT bứt phá mạnh trong năm 2024

Hai nhóm cổ phiếu FPT và Viettel, đại diện tiêu biểu trong lĩnh vực công nghệ - viễn thông trên sàn chứng khoán đã bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024, đưa vốn hoá nhóm FPT và nhóm Viettel tăng lần lượt gần 80% và tăng gấp 3,3 lần so với đầu năm.

Đặt cược vào AI, FPT có chiến lược phát triển mới bám vào 5 từ khoá Cổ phiếu FPT lập đỉnh, tăng lên hơn 144.000 đồng/cổ phiếu

Phó Tổng Giám đốc VIB đăng ký mua 12 triệu cổ phiếu, con gái Chủ tịch Bac A Bank muốn bán hơn 3,7 triệu cổ phiếu

Ông Hồ Vân Long, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Ban Dịch vụ Tài chính Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đăng ký mua 12 triệu cổ phiếu VIB, hạ sở hữu xuống còn 28,6 triệu cổ phiếu, tương ứng 0,961% vốn VIB.

Cổ đông lớn đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu NLG của Nam Long 4 cổ phiếu Ngân hàng đóng cửa tuần ở mức cao nhất thời đại

10 sự kiện chứng khoán năm 2024

Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán (sửa đổi), ban hành Thông tư 68/2024/TT-BTC, làn sóng tăng vốn của công ty chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp phục hồi tích cực, số doanh nghiệp lên sàn thấp kỷ lục... là những sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2024.

Chứng khoán VPS muốn đổi trụ sở và phát hành 7.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi

Công ty Chứng khoán VPS đã công bố tổ chức ĐHĐCĐ bất thường ngay đầu tháng 1/2025. Các nội dung quan trọng tại đại hội là phát hành trái phiếu chuyển đổi và thay đổi trụ sở trong năm 2025.

VPS không giữ được mốc thị phần môi giới HOSE trên 20% trong quý II/2024 Chứng khoán KAFI hoàn tất tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng, dấu ấn rõ nét hơn của UNIBEN

LPBS kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững

Vào ngày 26/12, Công ty Cổ phần Chứng khoán LPBank (LPBS) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường. Tại Đại hội, nhiều nội dung quan trọng đã được thông qua, trong đó có việc bổ sung hai thành viên HĐQT.

LPBank dự kiến chi 200 tỷ để mua cổ phần LPBS LPBank bất ngờ muốn chuyển trụ sở chính LPBank được chấp thuận tăng vốn lên gần 30.000 tỷ đồng

STB phá đỉnh thời đại, thị trường có thêm MBB, VIB "giữ lửa"

Cổ phiếu STB đã phá kỷ lục giá đóng cửa ở phiên hôm qua và còn tiếp tục phá tiếp kỷ lục thời đại trong hôm nay. Các mã VIB (+2,9%), MBB (+1,8%) cũng có sự khẩn trương để giúp Ngân hàng "giữ lửa" cho thị trường.

CTG và STB lập kỷ lục giá, thị trường lấy lại mốc 1.270 điểm MB chuẩn bị chia cổ tức 15%, nâng vốn lên 61.022 tỷ đồng