Thị trường chênh vênh ở mốc 1.250 điểm

Phiên giao dịch đầu tuần ghi nhận các nhóm ngành Đầu tư công, Khu Công nghiệp giao dịch tích cực. Tuy nhiên, khối ngoại lại trở lại bán ròng còn tiền nội lại thờ ơ với thị trường khiến cho VN-Index chỉ chênh vênh ở mốc 1.250 điểm.

Thị trường chênh vênh ở mốc 1.250 điểm

Định vị thị trường

Chứng khoán châu Á mở đầu tuần giao dịch với sắc xanh ngập tràn ở các thị trường. Chỉ số TWSE (+2,13%) dẫn đầu về đà tăng, kế đến là SHCMP (+1,13%), SZI (+1,37%), NIKKEI 225 (+0,8%), SET (+0,48%), STI (+0,32%), KLSE (+0,07%).

Chứng khoán Việt Nam cũng mở "gap" đầu phiên với điểm số VN-Index đã có lúc lên gần 1.260 điểm. Tuy nhiên, chốt phiên, thành quả tăng hầu như đã bị triệt tiêu với kết quả chỉ còn tăng 0,75 điểm (+0,06%).

Chất xúc tác

Sự hào hứng của thị trường không được ghi nhận dù vẫn đan xen một số điểm nhấn giao dịch. Khớp lệnh của HOSE giảm gần 10% xuống 388 triệu đơn vị, qua đó có phiên thứ 8 liên tiếp ở dưới mức bình quân 20 phiên gần nhất.

Thị trường chênh vênh ở mốc 1.250 điểm
Khối ngoại đứt chuỗi 6 phiên mua ròng.

Trong khi đó, nhà đầu tư ngoại đã quay lại bán ròng sau 6 phiên mua ròng trên HOSE. Giá trị bán ròng của HOSE đạt 304 tỷ đồng trong đó, FPT (-164 tỷ đồng), VRE (-67,5 tỷ đồng), HPG (-64 tỷ đồng) bị bán ròng nhiều nhất. Tỷ trọng giao dịch của khối ngoại chiếm 13,8% tổng giao dịch 2 chiều.

Quảng cáo

Giá bán USD trên thị trường tự do hiện đã giảm về gần 25.700 VND/USD. Trong khi đó, lãi suất liên ngân hàng đã hồi phục mạnh ở các kỳ hạn qua đêm và 1 tuần. Kỳ hạn qua đêm hiện đã tăng lên 4,22%.

Được biết, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hút ròng 16.030,15 tỷ đồng từ thị trường trong tuần qua bằng kênh thị trường mở. Trạng thái giao dịch có 53.999,85 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố, có 20.080 tỷ đồng tín phiếu NHNN lưu hành trên thị trường.

Vận động thị trường

Các cổ phiếu nhóm Khu Công nghiệp và Đầu tư công đã phản ứng ngay phiên sáng sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư hơn 67 tỷ USD làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Tuy nhiên, trạng thái tăng giá của nhiều mã đã bị bao mòn đi khá nhiều khiến cho các cổ phiếu SIP (+4,6%), SZC (+2,1%), VGC (+1,9%), HHV (+3,7%), VCG (+3,4%), LCG (+2,5%), CII (+2,1%), KSB (+2%) không đóng cửa ở mức giá tốt nhất.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc dòng tiền không chịu tham gia vào thị trường. Cùng với đó là sự "hời hợt" của nhóm cổ phiếu lớn. Cả rổ VN30 chỉ có 9/30 mã tăng trong đó chỉ có BVH (+3,2%), VCB (+1%) tăng được hơn 1%. Kết quả giao dịch của chỉ số VN30 thậm chí là ghi nhận sắc đỏ với việc giảm 0,19%.

Một số nhóm ngành có tính thị trường cao như Bất động sản, Chứng khoán như DXG (-1,4%), PDR (-1,7%), KDH (-0,9%), HCM (-0,4%), VND (+0,7%), HCM (-0,4%) lại giao dịch cầm chừng.

Dù vậy, VN-Index vẫn đóng cửa trong sắc xanh nhờ có thêm sự hỗ trợ của LPB (+3,1%), SIP (+4,6%) nên đi ngược lại vận động của nhóm cổ phiếu lớn. Chỉ số tăng 0,75 điểm lên 1.251,21 điểm (+0,06%). Tổng giá trị giao dịch toàn sàn đạt 11.965 tỷ đồng trong đó có gần 2.500 tỷ đồng đến từ thỏa thuận.

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index đóng cửa trái chiều, lần lượt tăng 0,3% và giảm 0,32%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 1.500 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại về chính sách lãi suất của Mỹ

Chứng khoán châu Á đa phần đi xuống trong chiều 8/1, khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi đợt bán tháo trên Phố Wall sau các số liệu kinh tế mạnh mẽ của Mỹ làm giảm hy vọng về khả năng hạ lãi suất

Chứng khoán châu Á nỗ lực rũ bỏ khởi đầu ảm đạm của năm 2025 Lo ngại bao trùm chứng khoán châu Á

Chứng khoán DNSE giành lấy vị trí thứ 2 của HSC trong mảng môi giới phái sinh

Các công ty chứng khoán DNSE, MBS, TCBS đều mở rộng được thị phần môi giới phái sinh trong quý IV/2024. Đáng chú ý nhất là sự vươn lên liên tục của DNSE giúp Công ty lần đầu tiên đứng 2 về thị phần, đồng thời vượt mặt Chứng khoán HSC.

Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh MBS, TCBS, KIS mở rộng mạnh thị phần môi giới quý IV/2024 trên HOSE

MBS, TCBS, KIS mở rộng mạnh thị phần môi giới quý IV/2024 trên HOSE

Số liệu công bố từ HOSE cho thấy Top 10 thị phần môi giới của sàn có 7 công ty chứng khoán mở rộng được thị phần môi giới trong quý IV/2024. Nổi bật nhất là các công ty TCBS, MBS, KIS.

Chứng khoán VPS muốn đổi trụ sở và phát hành 7.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi Chứng khoán KIS thay Chủ tịch trong ngày cuối cùng của năm 2024

Cổ phiếu công nghệ “dẫn dắt” biến động của chứng khoán châu Á

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều tăng điểm trong phiên 7/1, tiếp nối đà phục hồi mạnh mẽ trên Phố Wall dưới sự dẫn dắt của các “gã khổng lồ” công nghệ.

Băn khoăn về các chỉ số kinh tế, Phố Wall giảm điểm trong phiên 12/12 Hoạt động chốt lời khiến chứng khoán Phố Wall giảm mạnh