Thế giới cẩn trọng trước cú sốc "đồng USD mạnh nhất trong lịch sử"

Sự tăng giá của đồng USD đã hình thành một cú sốc ở các nơi như châu Á và châu Âu thông qua các cơ chế truyền dẫn thị trường cực kỳ nhạy cảm.

Thời báo Hoàn cầu đăng bài viết của Trưởng khoa Tài chính và Thương mại Quốc tế Chương Ngọc Quý (Zhang Yugui) thuộc trường Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải, nhận định về việc đồng USD đang tiếp tục mạnh lên trong thời gian gần đây.

Đồng USD mạnh chưa từng có đã ảnh hưởng đến các đồng tiền như euro, bảng Anh và yen Nhật. Cụ thể, đồng euro rơi xuống mức thấp nhất của 20 năm so với đồng USD, trong khi đồng bảng Anh cũng ở mức thấp nhất của 37 năm so với đồng USD, đồng yen chạm mức thấp nhất trong 24 năm sau khi giảm xuống dưới ngưỡng tâm lý 140 yen đổi 1 USD.

Sự tăng giá của đồng USD đã hình thành một cú sốc ở các nơi như châu Á và châu Âu thông qua các cơ chế truyền dẫn thị trường cực kỳ nhạy cảm. Các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998 đã một lần nữa tái khởi động "cuộc chiến bảo vệ tiền tệ".

Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, mặc dù có gần 1.200 tỷ USD dự trữ ngoại hối, nhưng nếu thị trường ngoại hối tiếp tục biến động và đồng yen tiếp tục giảm giá so với đồng USD, Nhật Bản rất khó có thể một mình ổn định kỳ vọng của thị trường. Lúc đó, sự can thiệp chung của Nhật Bản và Mỹ vào thị trường có thể là lựa chọn cuối cùng trong điều kiện cực kỳ khó khăn.

Trong khi đó, Hàn Quốc không chỉ có một khoảng cách lớn với Nhật Bản về sức mạnh kinh tế tuyệt đối, mà hệ thống kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của nước này có khả năng phục hồi yếu hơn. Khả năng mang lại sự ổn định của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) đối với thị trường tài chính cũng thấp hơn nhiều so với Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ), vì vậy Hàn Quốc không có nhiều dư địa để đối mặt với sự sụt giảm của đồng won.

Đối với Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), đồng euro đã liên tục bị “lép vé” trước một đồng USD đang mạnh lên. Ở một mức độ nhất định, điều này phản ánh sự bi quan của các nhà đầu tư về triển vọng kinh tế Eurozone trong bối cảnh các yếu tố như cuộc xung đột Nga-Ukraine, việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (hay còn gọi là Brexit), tỷ lệ lạm phát cao nhất trong 40 năm và triển vọng tăng trưởng ảm đạm đã khiến sự luân chuyển của đồng bảng Anh trên thị trường ngoại hối ngày càng khó khăn hơn.

Cần lưu ý rằng cái gọi là "đồng USD mạnh nhất trong lịch sử" đã xuất hiện trên thế giới ngày nay không phải vì nền kinh tế thực sự của Mỹ mạnh mẽ, mà là kết quả của việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đang "mạnh tay" thực thi một chính sách tiền tệ siết chặt để đối phó với lạm phát nghiêm trọng.

Quảng cáo

Kinh tế Mỹ trên thực tế đã bị tàn phá, sự mất cân bằng giữa hai yếu tố bên trong và bên ngoài là nghiêm trọng. Về mặt kỹ thuật, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, mặc dù Mỹ đã ổn định các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế ở một mức độ nào đó bằng cách sửa chữa các “chấn thương” tài chính và dựa vào sự đổi mới của các công ty công nghệ, song tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong 14 năm qua đã không thể mở rộng đáng kể khoảng cách so với các nền kinh tế lớn khác, đồng thời nước Mỹ vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ lĩnh vực công nghệ tiên tiến đến chuỗi giá trị cao cấp.

Vì vậy, Washington đã đưa ra chính sách "Nước Mỹ trên hết" và thậm chí đơn phương gây áp lực ra bên ngoài. Nhưng nhìn chung, số lượng “quân bài” trong tay Mỹ đang trở nên ít hơn và chủ nghĩa đơn phương ngày càng gặp khó. Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã cố gắng điều chỉnh sau khi lên nắm quyền.

Những quân "át chủ bài" mà Mỹ vẫn nắm giữ lợi thế chiến lược có lẽ chỉ còn lại tài chính và một số công ty siêu công nghệ. Do đó, chính sách tiền tệ của Fed đã là hạt nhân của chính sách kinh tế của Mỹ kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát. Mặc dù vậy sau khi lạm phát cao (do bơm tiền ồ ạt) trở thành vấn đề kinh tế số một, Fed buộc phải bắt đầu tăng lãi suất nhanh hơn mức bình thường.

Tóm lại, đằng sau sự tăng giá của đồng USD là phản ứng thị trường trước chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ của Fed, dẫn đến những lợi ích chênh lệch, những tác động tiêu cực lan tỏa, tạo ra sự hỗn loạn mạnh mẽ trên thị trường tài chính quốc tế. Điều này cơ bản không nằm trong số những cân nhắc chính sách hiện tại của Fed.

Do đó, cái gọi là "đồng USD mạnh nhất trong lịch sử" không chỉ là biểu hiện thị trường của việc Fed thực hiện chính sách điều chỉnh trong bối cảnh lạm phát cao, mà còn có sự liên quan mật thiết đến việc đồng USD vẫn là trục tâm của hệ thống tiền tệ toàn cầu, chiếm vị trí chủ đạo trong các lĩnh vực như thị trường ngoại hối, tài sản dự trữ và thanh toán thương mại toàn cầu...

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang ở trong tình trạng không chắc chắn cao và các điều kiện địa chính trị phức tạp, tâm lý trú ẩn an toàn gia tăng và tìm cách tránh xa vùng lõi xung đột là logic tự nhiên của các nhà đầu tư.

Nói một cách đơn giản, khi kinh tế toàn cầu đang trong chu kỳ tăng trưởng, chủ sở hữu tài sản sẽ mang tiền đầu tư ở nhiều thị trường, nhưng khi nền kinh tế toàn cầu đang trong chu kỳ suy thoái, chủ sở hữu tài sản, theo bản năng thận trọng, sẽ phân bổ tài sản tại các nước có đồng tiền mạnh, ngay cả khi triển vọng kinh tế của đất nước đó không tốt.

Cho đến nay, "sự mất giá tập thể" của các đồng tiền toàn cầu bên ngoài đồng USD chắc chắn có liên quan chặt chẽ đến sự mất cân bằng nghiêm trọng trong hệ thống tiền tệ toàn cầu. Theo nghĩa này, tác động của "đồng USD mạnh nhất trong lịch sử" cần được cộng đồng quốc tế để tâm và đánh giá cẩn trọng, bao gồm các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro