Tham vọng của tỷ phú từng cam kết đầu tư 10 tỷ USD vào Việt Nam: "Thâu tóm" cả Ấn Độ chỉ bằng một siêu ứng dụng

Ứng dụng được một công ty khởi nghiệp của vị tỷ phú chế tạo. Nó sẽ sớm được ra mắt trong vòng 3 đến 6 tháng tới, với tham vọng trở thành “chiếc Ferrari của giới kỹ thuật số”.

Hồi tháng 6, tỷ phú người Ấn Độ Gautam Adani tuyên bố cam kết đầu tư 10 tỷ USD vào Việt Nam trong tổng số 100 tỷ USD "nhàn rỗi" mà tập đoàn này đang muốn sử dụng để đầu tư ra nước ngoài.

Adani là tỷ phú châu Á đầu tiên có khối tài sản đứng thứ ba thế giới, chỉ sau ông chủ Twitter và nhà sáng lập Amazon. Hiện ông đang nhắm tới những người sử dụng dịch vụ hàng không của mình để phát minh một siêu ứng dụng đa nhiệm mới.

Ứng dụng được một công ty khởi nghiệp của vị tỷ phú chế tạo. Nó sẽ sớm được ra mắt trong vòng 3 đến 6 tháng tới, với tham vọng trở thành “chiếc Ferrari của giới kỹ thuật số”.

Tuy là một “hắc mã” nhưng đây không phải thời điểm vàng cho các dự án công nghệ. Thời kỳ bùng nổ của dịch vụ trực tuyến là khi bùng phát đại dịch. Bây giờ, ngành công nghệ gặp rất nhiều bất ổn trên toàn cầu. Đặc biệt, sự cạnh tranh của thương mại điện tử tại Ấn Độ lại rất khốc liệt. Nhiều người đặt câu hỏi rằng “chiếc Ferrari” của Adani có bị kẹt trong bối cảnh “chậm chạp” này không?

Theo trang web Financial times, siêu ứng dụng này sẽ cho phép các hành khách sử dụng mạng lưới sân bay của Adani có thể sử dụng các dịch vụ khác mà tập đoàn cung cấp. Đây được cho là phương pháp tối ưu để tăng cường lượng tải ứng dụng.

Adani điều hành 7 sân bay tại Ấn Độ. Ông cũng đang xây dựng một nhà ga và đường băng mới ở Mumbai. Nhìn chung, 20% lưu lượng hàng không ở Ấn Độ thuộc quyền quản lý của vị tỷ phú này.

Nếu ứng dụng của Adani muốn có lợi thế tại quê nhà, ông nên đầu tư thêm cả hệ thống taxi tại các thành phố có sân bay của ông. Như vậy, siêu ứng dụng (chưa được đặt tên) sẽ có thêm hàng triệu lượt cài đặt trên điện thoại thông minh.

Đây chỉ là bước đầu. Khó khăn tiếp theo là giữ chân khách hàng

Mua sắm tổng hợp, thanh toán, giải trí, mạng xã hội và tài chính được tích hợp trong cùng một ứng dụng đang là mô hình được ưa chuộng tại Trung Quốc. Những công ty như Alibaba, Tencent và Meituan đã làm được điều đó trước khi những gã khổng lồ công nghệ thế giới nhảy vào Bắc Kinh.

Việc “thúc đẩy sử dụng ứng dụng nội địa” tại Trung Quốc đã làm rất tốt nhưng vì tình hình dịch bệnh mà gặp nhiều khó khăn. Alibaba gần đây bất ngờ công bố khoản lỗ nhiều quý liên tiếp. Hay mô hình ứng dụng tích hợp này đã được Đông Nam Á sao chép thành công, khiến các nhà đầu tư đòi hỏi khả năng sinh lời cao hơn trước khi rót vốn. GoTo Group, tập đoàn khổng lồ của Indonesia được thành lập thông qua sự hợp nhất của Gojek và công ty thương mại điện tử Tokopedia, đang cắt giảm 12% lực lượng lao động của mình.

Siêu ứng dụng tích hợp đang phải đối mặt với nhiều thách thức khiến thị trường này tại Ấn Độ cũng không thật sự khả thi.

Quảng cáo

Với mảng thương mại điện tử, theo thống kê, quốc gia này đã thành công với Flipkart và Amazon. Khi nền kinh tế mở cửa trở lại, một số thị trường ngách như giáo dục, sắc đẹp và thời trang, vốn nở rộ thời đại dịch thì nay lại bấp bênh và không còn phát triển mạnh như trước. Amazon đóng cửa hoạt động kinh doanh luyện thi tại Ấn Độ và ngừng ứng dụng giao đồ ăn. Cổ phiếu của Paytm, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán kỹ thuật số lớn nhất tại quốc gia này cũng giảm 75% trong một năm kể từ khi chào bán lần đầu.

Mảng mua sắm trực tuyến tăng mạnh, nhưng các đối thủ của Adani là Big Basket của Tata và JioMart của Mukesh Ambani đã sớm đi đầu trong ngành.

Ngành dược phẩm cũng lọt top nhưng ứng dụng Netmeds và Health Plus của Flipkart lại thống trị thị trường.

Vì vậy, việc ra mắt một ứng dụng “tích hợp” tương tự và hướng tới người tiêu dùng cuối của Adani sẽ có nhiều hạn chế.

Liệu siêu ứng dụng của Adani có thể phát triển hay không?

Ngoại trừ sân bay, năng lượng, phân phối khí đốt, sản xuất điện và dầu ăn, các ngành còn lại trong đế chế của vị tỷ phú này tập trung vào khai thác mỏ, chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng - những lĩnh vực không cần thiết tương tác với người tiêu dùng cuối.

Ngay cả đối với Tập đoàn Tata có tuổi đời 154 năm, chuyên kinh doanh “tất tần tật” từ muối, trà đến ô tô và hàng không thì việc thu hút khách hàng trong thời đại kỹ thuật số là một việc khó khăn. Tata Neu, phần mềm tích hợp con của ứng dụng mua sắm trực tuyến hàng đầu Ấn Độ Big Basket còn chật vật khi chỉ có 15 triệu lượt tải. Đây là con số khiêm tốn ở quốc gia có 1 tỷ người dùng điện thoại thông minh.

Không chỉ Tata Neu, đối thủ của Adani còn có Ambani - người đã xây dựng “chiến mã” kỹ thuật số của mình trong thời kỳ hưng thịnh nhất của ngành công nghệ. Doanh nhân giàu thứ hai châu Á này có quyền truy cập vào 428 triệu người dùng thông qua mạng viễn thông Jio của mình. Ambani cũng là nhà bán lẻ số 1 Ấn Độ và đang mở rộng sang lĩnh vực dịch vụ tài chính.

Tín dụng là chất keo để giữ cho các siêu ứng dụng thành công. Tuy nhiên, kiếm tiền từ nó không đơn giản. Bộ phận dịch vụ tài chính của công ty Grab Holdings chỉ có doanh thu 20 triệu USD trong quý trước dù khối lượng thanh toán lên tới 3,8 tỷ USD. Điều này dẫn đến khoản lỗ trước thuế trị giá 104 triệu USD. Trong khi dịch vụ giao hàng và gọi xe tại Singapore - hai đơn vị còn lại của siêu ứng dụng này lại đem về lợi nhuận.

Adani được kỳ vọng sẽ thu hẹp khoảng cách với các đối thủ cùng ngành. Công ty của ông đang tìm cách huy động 200 tỷ rupee (2,5 tỷ USD) bằng cách lên sàn cổ phiếu mới.

Future Retail - công ty bán lẻ lớn tại Ấn Độ bị phá sản. Adani và Ambani có thể sẽ đối đầu để sở hữu nó. Những cuộc mua bán doanh nghiệp như vậy sẽ khả thi hơn là đầu tư mới hoàn toàn như dự án siêu ứng dụng mới của Adani.

Vậy thị trường Ấn Độ liệu có bị lệ thuộc vào các ứng dụng đa nhiệm hay không? Tương lai có lẽ sẽ được giải đáp.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản

Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.

Ngành hàng chứng kiến làn sóng phá sản mạnh mẽ nhất tại Mỹ LDG bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cổ phiếu dư bán sàn khối lượng lớn

ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có.

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.

Đồng yen của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong gần hai tháng Các tập đoàn Nhật Bản đầu tư 3,3 tỷ USD để phát triển xe tự lái sử dụng AI

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City