Tăng nhận diện sản phẩm bảo vệ sức khoẻ Hàn Quốc chính thống tại thị trường Việt Nam

Việc có những kênh phân phối chính thống các sản phẩm Hàn Quốc chuẩn mực là vô cùng cần thiết để giúp người tiêu dùng tiếp cận được các sản phẩm mức giá phù hợp và chất lượng sản phẩm chuẩn mực

Trong những năm gần đây, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Hàn Quốc vốn được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng, tin dùng, đặc biệt là các loại dược liệu và sản phẩm chiết xuất từ dược liệu tự nhiên.

Tuy nhiên, trên thị trường cũng xuất hiện ngày càng nhiều người lợi dụng niềm tin và sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước khiến cho tình trạng các sản phẩm trôi nổi gắn mác Hàn Quốc được bán tràn lan với rất nhiều mức giá khác nhau, khó nhận biết và kiểm soát, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại tới sức khỏe cho người dùng.

Ví dụ điển hình là sâm và các sản phẩm từ sâm hoặc nấm linh chi, cao linh chi gắn nhãn mác Hàn Quốc. Hiện có rất nhiều chủng loại sản phẩm đang được phân phối online hoặc trực tiếp cùng một loại như nhau nhưng chênh giá tới hàng triệu đồng. Một cân nấm linh chi hoặc sâm tươi được quảng cáo hàng nội địa Hàn Quốc rao bán tại thị trường Việt Nam nhưng không có chứng nhận, cũng không có kiểm định rõ ràng và tin cậy nhưng lại được bán ở nhiều mức giá rất cao.

Trong bối cảnh này, việc có những kênh phân phối chính thống các sản phẩm Hàn Quốc chuẩn mực là rất cần thiết để giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận được các sản phẩm chính hãng với mức giá phù hợp và chất lượng sản phẩm chuẩn mực, đáp ứng đủ những yêu cầu khắt khe của Hàn Quốc.

Để phục vụ tốt và cung cấp đầy đủ thông tin hơn cho người tiêu dùng về các sản phẩm thực phẩm chức năng của Hàn Quốc, Tổng Công ty nhà nước phân phối Nông-Thủy sản và Thực phẩm Hàn Quốc tại Việt Nam (aT Vietnam) thuộc Bộ Nông-Lâm nghiệp và Thực phẩm Hàn Quốc tổ chức hội thảo “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chính thống Hàn Quốc”, tại Hà Nội ngày 8/4.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện các cơ quan trực thuộc Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Bộ Nông-Lâm nghiệp & Thực phẩm Hàn Quốc, cùng các chuyên gia chuyên ngành bảo vệ sức khoẻ, đại diện doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc gồm những đơn vị nhập khẩu và nhà phân phối.

Các chuyên gia và đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp đã trao đổi nhiều nội dung nhằm hiểu rõ về công năng, tác dụng của từng dòng sản phẩm để ứng dụng vào cuộc sống, chăm sóc sức khoẻ đúng cách, tránh lạm dụng gây lãng phí; Tăng tính nhận diện của những sản phẩm chính hãng, giảm nguy cơ đối với hàng nhái, hàng giả gây thiệt hại cho người tiêu dùng; Bảo vệ thương hiệu các thực phẩm chăm sóc sức khỏe từ Hàn Quốc và đảm bảo quyền lợi cạnh tranh cho các doanh nghiệp hoạt động chân chính, uy tín.

0804b-878.jpg

Không chỉ ở bên ngoài Hàn Quốc, tại nội địa Hàn Quốc, việc sử dụng thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe thực sự đã trở thành một xu hướng ngày một thịnh hành.

Theo số liệu được đưa ra bởi tiến sỹ Jeon Byeong Seon, Chủ tịch Hiệp hội nhân sâm Hàn Quốc, Viện trưởng viện nghiên cứu R&D sâm Hàn Quốc Daedong, việc sử dụng thực phẩm chức năng rất phổ biến tại Hàn Quốc.

Tỷ lệ người Hàn Quốc mua thực phẩm chức năng lên đến khoảng 71%, quy mô thị trường thực phẩm chức năng ước tính khoảng hơn 5.000 tỷ won, theo các số liệu thống kê gần nhất. Còn nếu tính với các hộ gia đình, cứ 10 gia đình thì ước tính có đến 8 gia đình sử dụng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe.

Các sản phẩm thực phẩm chức năng tại Hàn Quốc được chia thành 10 nhóm chính với các chức năng khác nhau ví dụ như sản phẩm bổ trợ cho hệ thần kinh, cảm giác, tiêu hóa hay nội tiết…

Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) đã chứng nhận cho 316 loại lưu hành, trong đó có 33 loại phục vụ cho sức khỏe làn da, 33 loại giảm mỡ trong cơ, 27 loại cho sức khỏe xương khớp, 24 loại giảm đường máu… Mức tăng trưởng của thị trường thực phẩm chức năng Hàn Quốc trung bình hàng năm ước tính khoảng 15,9%.

Với chất lượng sản phẩm đã được chứng nhận và thừa nhận của người tiêu dùng trong nước và quốc tế, không ngạc nhiên khi mà xu thế người Việt Nam sử dụng các sản phẩm thực phẩm Hàn Quốc ngày một tăng cao.

Quảng cáo

Ông Park Mincheol, giám đốc aT khu vực ASEAN cho biết, năm 2022, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 về lượng xuất khẩu nông sản và thực phẩm Hàn Quốc, tăng 17% so với năm trước đó. Đặc biệt lượng nhập khẩu các sản phẩm từ nhân sâm tăng tới 50%. Điều này chứng minh người tiêu dùng Việt Nam có nhu cầu lớn đối với thực phẩm Hàn Quốc.

“Chúng tôi thấy cần thiết đẩy mạnh những hoạt động sự kiện trải nghiệm, giới thiệu và trao đổi như thế này để người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận tới những sản phẩm thật và tốt nhất”, ông Mincheol nói.

Ông Hong Gi Ok, Tham tán Nông nghiệp thuộc Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam chia sẻ thêm: “Với khả năng tiếp cận về mặt địa lý và sự gần gũi về văn hóa, cụ thể như sự ảnh hưởng của Làn sóng Hallyu, Việt Nam và Hàn Quốc từ lâu đã duy trì mối quan hệ rất đặc biệt. Cũng nhờ sự gắn bó sâu sắc này, 2 nước đã và đang có nhiều hợp tác và phát triển thành đối tác giao dịch chính trong lĩnh vực nông sản – thực phẩm”.

Đặc biệt, sau dịch COVID – 19, sự quan tâm và nhu cầu của người dân Việt Nam đối với các sản phẩm thực phẩm ưu việt và an toàn của Hàn Quốc đang ngày một tăng.

Người tiêu dùng Việt Nam hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng Hàn Quốc được bán trên các kênh chính thống bởi pháp luật Hàn Quốc cũng có những quy định rất rõ ràng và khắt khe nhằm bảo vệ người tiêu dùng khi họ sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng, đó là chia sẻ của chủ tịch Hiệp hội Nhân sâm Hàn Quốc kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sâm Hàn Quốc Daedong – ông Jeon Byeong Seon.

Ông Jeon Byeong Seon chia sẻ khi người tiêu dùng mua hàng, cần phải kiểm tra được nhãn của sản phẩm chính xác là thực phẩm chức năng hay không, và trong các sản phẩm chính hãng, các bao bì sản phẩm cũng ghi rất chi tiết cụ thể về cách dùng, liều lượng dùng của sản phẩm, người tiêu dùng khi mua sản phẩm thì cần phải sử dụng đúng theo những gì mà nhà sản xuất khuyến nghị mới có thể làm cho thực phẩm chức năng phát huy được toàn bộ tác dụng.

Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) đưa ra nhiều quy định khắt khe với các sản phẩm thực phẩm chức năng Hàn Quốc vì vậy chỉ sản phẩm chất lượng cao mới có thể được bán trên thị trường.

Đại diện Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam kỳ vọng rằng sự kiện ngày hôm nay sẽ là cơ hội để không chỉ thực phẩm chức năng bổ trợ sức khỏe, mà cả những nông sản – thực phẩm cao cấp của Hàn Quốc có thể được giới thiệu rộng rãi tới thị trường Việt Nam. Đồng thời sự kiện cũng được kỳ vọng sẽ là động lực để mở rộng sự hợp tác, giao lưu ẩm thực, giao lưu văn hóa giữa 2 quốc gia Hàn Quốc – Việt Nam”.

Cũng tại sự kiện, còn diễn ra hoạt động kết nối kinh doanh (B2B) giữa những doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu của Hàn Quốc và Việt Nam. Phía Việt Nam có đại diện lãnh đạo của một số công ty nhập khẩu quen thuộc trong sản phẩm chăm sóc sức khỏe như các loại hồng sâm, trà sâm, sâm ngâm mật ong, cao hồng sâm linh chi… như Cty TNHH XNK Hoàng Đại Phát, Jin Healthy Life Việt Nam, Cty TNHH Thương mại Khánh Tân, VHP Ginseng…

0804d-4025.jpg 0804c-9380.jpg

Các loại sản phẩm sâm Hàn Quốc

0804e-929.jpg Sản phẩm Đông trùng Hạ thảo Hàn Quốc 0804f-7730.jpg

Các gian hàng trưng bày sản phẩm Hàn Quốc tại hội thảo

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Đà bán tháo trên Phố Wall lan sang thị trường châu Á

Các công ty công nghệ dẫn đầu sự sụt giảm trên toàn TTCK châu Á chiều 4/9, sau một đợt bán tháo trên Phố Wall do đà giảm mạnh của Nvidia và số liệu đáng thất vọng về hoạt động chế tạo của Mỹ.

Giá dầu, giá vàng và thị trường chứng khoán diễn biến ảm đạm phiên đầu tuần Giá dầu thế giới giảm gần 5% trong phiên 3/9

4 dự án giao thông nghìn tỉ sắp triển khai tại Khu Nam Tp.HCM, “giải cứu” kẹt xe, đổi thay bộ mặt đô thị

Hiện tại, giao thông kết nối giữa khu Nam và trung tâm Tp.HCM chủ yếu thông qua các tuyến đường như Nguyễn Hữu Thọ, cầu Kênh Tẻ, cầu Tân Thuận và Nguyễn Tất Thành.

5 phương án để kết nối giao thông 2 sân bay lớn nhất Việt Nam Các tuyến giao thông thúc đẩy nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Giá dầu, giá vàng và thị trường chứng khoán diễn biến ảm đạm phiên đầu tuần

Giá dầu tại thị trường châu Á tiếp tục giảm, thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều và giá vàng tại châu Á đi xuống trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 2/9.

Ngành sắn bắt đầu vụ mới, thị trường nhập khẩu chưa sẵn sàng Thị trường chứng khoán có tuần nghỉ ngơi sớm trước lễ Quốc khánh

Xuất nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2024 đạt 473 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/8/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 473,33 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam tới hầu hết các thị trường, đối tác thương mại lớn đều có sự phục hồi tốt và đạt mức tă

Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng trưởng 2 con số Lần đầu tiên, trong một tháng, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt “triệu đô”

Kiến nghị đầu tư tuyến đường sắt nối Tp.HCM với sân bay Long Thành (Đồng Nai) hơn 40.000 tỉ đồng

Trong cuộc họp ngày 27/8/2024, tỉnh Đồng Nai kiến nghị sớm đầu tư hệ thống đường sắt kết nối để đồng bộ, đáp ứng nhu cầu khi sân bay Long Thành đưa vào vận hành khai thác (dự kiến vào năm 2026).

Bộ GTVT nói gì về Dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ do Tập đoàn CT Group đề xuất Trung Quốc xây đường sắt cao tốc 350 km/h độc nhất vô nhị ở vùng có cường độ động đất tới 8 độ richter