Tăng chế biến sâu, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa: Hướng phát triển bền vững ngành cà phê

Tăng chế biến sâu, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa thay vì xuất thô như trước đây đang định hình triển vọng ngành cà phê, và phù hợp định hướng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đến năm 2030,

Tăng chế biến sâu, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa: Hướng phát triển bền vững ngành cà phê
Tăng chế biến sâu, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa: Hướng phát triển bền vững ngành cà phê

kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm phê chế biến sâu đạt trên dưới 30%, góp phần tăng giá trị chuỗi ngành hàng cà phê.

Sản lượng cà phê cung ứng cho nhà máy rang xay, hòa tan kết hợp với tiêu thụ nội địa tăng nhanh cho thấy ngành cà phê đang giảm dần sự phụ thuộc vào xuất khẩu cà phê nhân. Qua đó định hình triển vọng mới cho ngành cà phê của Việt Nam.

Thống kê Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 4/2023, cả nước xuất khẩu cà phê đạt 163.607 tấn, trị giá 399 triệu USD, giảm 22,2% lượng và giảm 17,3% về kim ngạch so với tháng trước. Cộng dồn 4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt 716.580 tấn, với giá trị 1,627 tỷ USD, giảm 5,5% về lượng và giảm 4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngành cà phê hướng đến giảm xuất khẩu nguyên liệu thô

Tăng cường chế biến sâu và đẩy mạnh tiêu thụ nội địa thông qua các quán cà phê, góp phần kéo giảm xuất khẩu cà phê thô. Đây là hướng phát triển bền vững mà ngành cà phê đang hướng tới.

Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, năm 2022, lượng cà phê tiêu thụ nội địa và cung ứng cho các nhà máy chế biến sâu xấp xỉ 400.000 tấn, chiếm khoảng 23,52%/ trên tổng sản lượng cà phê của cả nước, tăng đáng kể so với con số 5%-7% trước đây. Tăng chế biến sâu và tăng tiêu thụ nội địa đồng nghĩa với việc giảm xuất khẩu cà phê nhân.

Trước đây, tỷ lệ cà phê chế biến sâu chỉ chiếm từ 6%-7%/tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam, nhưng năm 2022 kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cà phê biến sâu đã tăng lên 15%. Trong đó, Tập đoàn Trung Nguyên Legend dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm chế biến sâu đạt hơn 100 triệu USD.

Đánh giá mới nhất của Vicofa cho thấy, những năm gần đây tiêu thụ nội địa ngày càng tăng cao thông qua việc phát triển các quán cà phê và chuỗi cửa hàng cà phê trên cả nước, điều này đồng nghĩa cà phê nguyên liệu xuất khẩu sẽ giảm.

1684315220562-4329.png
Quảng cáo

Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa)

“Sắp tới, Việt Nam sẽ không còn là nước xuất khẩu cà phê thô lớn, bởi cà phê chế biến sâu và tiêu thụ nội địa đang tăng trưởng mạnh. Tuy giảm xuất thô nhưng tăng xuất khẩu cà phê tinh chế thì kim ngạch thu về của ngành cà phê vẫn không giảm. Bởi theo định hướng của Chính phủ cũng như Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đến năm 2030 cố gắng đưa kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm phê chế biến sâu đạt trên dưới 30%, góp phần tăng giá trị gia tăng của chuỗi ngành hàng cà phê”, Chủ tịch Vicofa cho biết.

Cà phê đen đá - nét văn hóa thường ngày và rất riêng trong nền văn hóa cà phê Việt

Quán cà phê và chuỗi cửa hàng cà phê trên cả nước là hai yếu tố chính làm tăng tiêu thụ nội địa. Số liệu của Euromonitor vừa mới công bố cho thấy, Việt Nam có khoảng 19.000 quán cà phê lớn nhỏ rải khắp đất nước, lọt vào top các nước có quán cà phê hàng đầu thế giới, và chỉ đứng sau 3 nước: Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Lâu nay, cà phê đã trở thành một nét văn hóa thường ngày, với gu thưởng thức rất riêng của người Việt và trong nền văn hóa cà phê Việt, ly cà phê đen đá pha phin được thừa nhận là gu thưởng thức thuần Việt nhất. Tuy nhiên, để tạo được hương vị độc đáo của ly cà phê đen đá chuẩn gu người Việt chinh phục người tiêu dùng trong nước vừa dễ lại vừa khó. Rất dễ nếu bạn có sẵn bột cà phê rang xay và một chiếc phin để pha. Nhưng rất khó, thậm chí cực khó nếu bạn muốn đem chính xác hương vị đó vào một gói cà phê hòa tan 2in1 tiện dụng cho cuộc sống hiện đại.

Ông Hoàng Hải, Giám đốc Điều hành Công ty New Retail CPG cho biết, The Coffee House được thành lập từ năm 2014, và đang có 155 cửa hàng thuộc 18 tỉnh, thành trên cả nước, The Coffee House cũng đang đứng top đầu thị trường và độ nhận diện thương hiệu (top of mind). Dù vậy, để tái tạo chính xác hương vị của cà phê đen đá, bộ phận Nghiên cứu và Phát triển dự án cà phê The Coffee House đã thử hàng trăm công thức pha chế, nhận hàng ngàn góp ý của khách hàng và điều chỉnh từng chút một trong suốt hơn 18 tháng qua.

Là một doanh nghiệp thuần Việt, cùng với đội ngũ chuyên gia thuần Việt nhưng những thành viên trong dự án đã rất vất vả vượt qua bài kiểm tra của chính mình để có được gói cà phê 2in1. Và nay thì các chuyên gia đã xác nhận rằng, nếu thử bịt mắt và đặt trước mặt là 2 ly cà phê đen đá, một pha phin, một pha từ gói cà phê 2in1 của The Coffee House thì không ai có thể phân biệt được.

1684315220585-6045.png

Ông Hoàng Hải, Giám đốc Điều hành Công ty New Retail CPG

“Chúng tôi đã vượt qua cái khó đầu tiên là tái tạo chính xác ly cà phê đen đá chuẩn vị và đậm đà đúng gu người Việt để phục vụ người tiêu dùng trên cả nước. Bây giờ, chúng tôi đang chuẩn bị vượt qua cái khó thứ hai là đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng trong một thị trường đã dày đặc các thương hiệu cà phê nổi tiếng.

Song, chúng tôi tự tin vào thành công vì rất nhiều khách hàng đã nói với chúng tôi “Uống ngon như cà phê quán, chuẩn vị như cà phê quán, lại tiện dụng với gói cà phê hòa tan 2in1, thì nhất định phải thử”, ông Giám đốc Điều hành Công ty New Retail CPG nói.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá hạt tiêu trong nước giảm, vẫn cao hơn cùng kỳ

Doanh nghiệp thu mua đã hạn chế giao dịch sau thời gian gom hàng sôi động trước đó để phục vụ sau kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh, khiến giá tiêu trong nước giảm từ 500 - 1.000 đồng/kg, tùy địa phương.

Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam Xuất khẩu hồ tiêu dự báo giảm

Ấn Độ quay lại xuất khẩu gạo, thị trường gạo trong nước có bị ảnh hưởng?

Ấn Độ đang xem xét nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non- basmati (gạo 5% tấm thường) đã áp dụng trong một năm qua trong bối cảnh lượng dự trữ dư thừa và diện tích trồng lúa tăng đáng kể. Việc Ấn Độ quay lại thị trường, có ảnh hưởng đến gạo Việt Nam?

Kiểm tra hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo tại 4 doanh nghiệp

“Giằng co” giá gạo xuất khẩu giữa doanh nghiệp Việt Nam và thương nhân Philippines

Nguồn tin thương mại cho biết “các thương nhân Philippines cho rằng, giá gạo tăng cao doanh nghiệp Việt Nam không giao hàng, muốn đàm phán lại. Để tránh gián đoạn nguồn cung trong nước, họ đang kêu gọi chính phủ can thiệp”.

Cắt giảm thuế nhập khẩu gạo có hiệu lực khiến thương nhân Philippines tăng nhận hàng Giá gạo trong nước đang cao hơn giá nhập khẩu của thương nhân Philippines

Giá dầu giảm 2% sau ba phiên tăng mạnh

Giá dầu giảm khoảng 2% vào phiên 27/8 do lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Mỹ và Trung Quốc có thể làm giảm nhu cầu năng lượng, đặc biệt là sau khi giá tăng hơn 7% trong ba ngày trước đó.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Lo ngại xung đột ở Gaza lan rộng đẩy giá dầu châu Á tăng cao

Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng trưởng 2 con số

Do xuất khẩu sầu riêng và nhiều loại trái cây khác chậm lại, kéo kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm liên tiếp 2 tháng 6 và 7. Tuy nửa đầu tháng 8/2024, xuất khẩu rau quả tăng trưởng hơn 46,66% so với nửa đầu tháng trước.

Xuất khẩu rau quả sang các thị trường chủ lực tăng trưởng rất tốt Kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ về đích trước 2 năm so với mục tiêu

Giá dầu thế giới tăng vọt 3% do gián đoạn nguồn cung ở Libya

Phó Chủ tịch phụ trách giao dịch tại công ty BOK Financial cho biết hoạt động mua vào gia tăng trước tình hình căng thẳng ở Trung Đông, gián đoạn sản xuất ở Libya và lượng dầu dự trữ thấp tại Cushing.

Phiên 22/8 giá dầu dứt chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Nông dân chặt bỏ điều trồng sầu riêng có đáng lo ngại?

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới, nhưng doanh nghiệp phải nhập khẩu hơn 80% điều thô để chế biến. Bây giờ nhiều nông dân trồng điều đang chặt bỏ vườn điều để trồng sầu riêng càng khiến nguồn nguyên liệu trong nước giảm sâu.

Xuất khẩu điều đang đà tăng trưởng, kỳ vọng lấy lại được mốc kỷ lục Xuất khẩu điều nhân tăng trưởng tốt nhưng nhiều nhà máy kinh doanh kém hiệu quả

Xuất khẩu thị trường gần, doanh nghiệp thủy sản có nhiều lợi thế

Xuất khẩu vào thị trường gần có hệ thống logistics thuận lợi nên vòng quay hàng hóa và vòng quay tài chính cũng nhanh hơn so với các thị trường xa, giúp giảm bớt áp lực tài chính và lãi suất cho doanh nghiệp.

Xuất khẩu thủy sản sẽ phục hồi vào quý III Tháng 6, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt mức cao nhất kể từ đầu năm