Tài liệu rò rỉ cho thấy EU chưa thể áp giá trần khí đốt Nga

Theo một tài liệu bị rò rỉ, giới chức Liên minh châu Âu (EU) sẽ từ bỏ kế hoạch áp giá trần với khí đốt Nga, nhưng đẩy mạnh áp thuế đối với lợi nhuận của các công ty năng lượng.

Theo tờ The Guardian, dự thảo quy định về “công cụ khẩn cấp liên quan điện” không có giới hạn giá trần đối với khí đốt Nga cũng như đối với khí đốt nhập khẩu. Nguyên nhân là các quốc gia thành viên không nhất trí được về các biện pháp này vào tuần trước.

EU dự kiến đánh thuế lợi nhuận của các công ty sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đồng thời áp mức trần doanh thu với các nhà sản xuất điện phát thải carbon thấp.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen dự kiến công bố kế hoạch của châu Âu về việc đối phó với giá điện tăng cao khi bà đọc thông điệp liên minh hàng năm vào ngày 14/9.

Văn bản cuối cùng vẫn có thể thay đổi, nhưng dự thảo cho thấy Ủy ban châu Âu cho rằng không thể giành được sự ủng hộ của toàn bộ thành viên EU về việc áp giá trần với khí đốt Nga.

Các quốc gia thành viên EU như Hungary, Slovakia và Áo vốn nhập khẩu một lượng lớn khí đốt từ Nga, đã lên tiếng phản đối áp giá trần khí đốt Nga vì họ lo ngại Điện Kremlin sẽ ngừng toàn bộ hoạt động cung cấp khí đốt, khiến các đất nước trên rơi vào suy thoái.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo sẽ ngừng xuất khẩu năng lượng sang châu Âu nếu châu Âu nhất trí thực hiện kế hoạch như vậy.

Khoảng 10 quốc gia, trong đó có cả Pháp và Ba Lan, muốn áp dụng trần giá đối với tất cả khí đốt nhập khẩu mà họ coi là cách tốt hơn để hạn chế giá tăng cao. Ủy ban châu Âu không hào hứng với ý tưởng này vì lo ngại EU sẽ không thể theo kịp các nước sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua khí tự nhiên hóa lỏng trên thị trường cạnh tranh cao.

Quảng cáo

Hà Lan và Đan Mạch lo lắng về kế hoạch áp giá trần, còn Đức lo ngại mức trần giá khí đốt Nga sẽ gây chia rẽ.

eu13922-6731.jpg

Trụ sở Liên minh châu Âu nơi diễn ra cuộc họp Bộ trưởng Năng lượng 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels, Bỉ ngày 9/9

Khi các quốc gia thành viên bị chia rẽ, Ủy ban châu Âu đang theo đuổi các biện pháp mà có thể đoàn kết 27 thành viên. Các chính phủ EU phần lớn ủng hộ áp trần giá điện được sản xuất từ các nguồn phát thải ít carbon, chẳng hạn như năng lượng tái tạo hoặc hạt nhân, sau đó sử dụng các khoản tiền này hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương.

Các công ty dầu khí sẽ phải trả một loại thuế lợi nhuận riêng. Trong tài liệu bị rò rỉ, Ủy ban châu Âu ước tính rằng lợi nhuận của các công ty dầu khí và than đá sẽ tăng gấp 5 lần vào năm 2022.

Những khoản lợi nhuận thặng dư và bất ngờ này không phải là nhờ lựa chọn kinh tế hoặc khoản đầu tư nào, mà là nhờ những diễn biến không thể đoán trước trên thị trường năng lượng sau cuộc xung đột ở Ukraine. Không có đề xuất về mức thuế lợi nhuận trong văn bản nói trên.

Ủy ban châu Âu cũng kêu gọi các quốc gia thành viên EU nhất trí về một mục tiêu ràng buộc để giảm sử dụng điện trong giờ cao điểm, mặc dù chưa đưa ra đề xuất con số nào.

Châu Âu đã phải vất vả đối phó với giá khí đốt tăng vọt ngay cả trước cuộc xung đột ở Ukraine. Những hạn chế về nguồn cung cộng với mùa hè khô hạn kỷ lục năm 2022 đã đẩy nhu cầu dùng điều hòa không khí tăng cao, đồng thời giảm lượng thủy điện từ các con sông và hồ chứa.

Thêm vào đó, một nửa trong số các lò phản ứng hạt nhân lâu năm của Pháp đã buộc phải ngừng hoạt động vì các vấn đề an toàn, khiến nước này không thể thực hiện vai trò truyền thống là xuất khẩu điện cho các nước láng giềng.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc chi tiêu cho các dự án hạ tầng toàn cầu cao gấp 9 lần Mỹ

Giai đoạn 2013-2021, Trung Quốc đã cho vay 679 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng toàn cầu như cao tốc, nhà máy điện và viễn thông, trong khi đó, Mỹ chỉ cung cấp 76 tỷ USD cho các dự án tương tự.

Các công ty tiêu dùng lớn của Mỹ lo ngại về sự suy yếu tại thị trường Trung Quốc Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 7/2024 tăng nhanh hơn dự kiến

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?

Các "ông lớn" tài chính kỳ vọng BoJ tiếp tục tăng lãi suất

Công ty quản lý tài sản lớn số hai thế giới đẩy mạnh nắm giữ vị thế bán khống trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) vì vẫn thấy khả năng BoJ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 12 tới.

BOJ công bố dữ liệu, nghi vấn Nhật Bản chi tiếp 22 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên Đồng yen và chứng khoán tiếp tục phản ứng sau khi BoJ tăng lãi suất