S&P 500 tăng điểm mạnh

Trong chỉ số S&P 500, cổ phiếu của tất cả các nhóm ngành đều tăng điểm.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số S&P 500 tăng điểm mạnh, tuy nhiên nhiều khả năng vẫn sẽ có năm giảm điểm mạnh nhất tính từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số S&P 500 tăng 66,06 điểm tương đương 1,7% lên 3.849,28 điểm và như vậy có ngày tăng điểm mạnh nhất của tháng. Chỉ số Nasdaq tăng 264,8 điểm tương đương 2,6% lên 10.478,09 điểm. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 345,09 điểm tương đương 1% lên 33.220,8 điểm.

Cổ phiếu một loạt nhóm ngành đều tăng điểm, cổ phiếu của toàn bộ 11 nhóm ngành trong S&P 500 đều tăng điểm. Cổ phiếu công nghệ tăng mạnh nhất, một số những cổ phiếu giảm điểm trong thời gian gần đây có mức tăng cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường.

Cổ phiếu Tesla tăng 8,1% lên 121,82USD/cổ phiếu. Cổ phiếu này tuy nhiên vẫn giảm đến 65% tính từ đầu năm 2022 đến nay. Cổ phiếu Apple, Alphabet và Meta Platforms, vốn đang hướng đến một trong những năm tồi tệ nhất trong lịch sử, cũng có mức tăng nói chung cao hơn mặt bằng của thị trường, mức tăng ghi nhận mỗi cổ phiếu ước tính khoảng 2,8%.

Khi mà năm 2022 chỉ còn lại duy nhất một phiên giao dịch, nhiều nhà đầu tư ở thời điểm cuối năm nay có thể đối diện với tình trạng thua lỗ nghiêm trọng. Tính đến ngày thứ Năm, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq giảm lần lượt 8,6%, 19% và 33%.trong năm nay.

“Nhà đầu tư đang mong muốn năm nay kết thúc trong thông điệp lạc quan, tuy nhiên tôi nghĩ rằng khả năng đó không phù hợp với thực tế”, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại quỹ Fiduciary Trust Company – ông Hans Olsen phân tích.

Ông Olsen cũng cho biết ông thận trọng khi năm mới đến, ông lo ngại rằng lãi suất cao sẽ có thể gây sức ép lên lợi suất cổ phiếu trong những tháng tới.

Trong những ngày giao dịch cuối cùng của năm, nhà đầu tư đang cân nhắc việc Trung Quốc dịch chuyển khỏi chính sách không COVID-19 có ý nghĩa thế nào với các thị trường. Nói cách khác, việc nối lại hoạt động đi lại ra và vào Trung Quốc sẽ có thể mang đến “cú huých” quan trọng cho kinh tế toàn cầu khi mà tăng trưởng chững lại.

Nói cách khác, nhà đầu tư lo ngại về việc nhu cầu tăng cao có thể làm tăng giá năng lượng và nhiều loại sản phẩm hàng hóa khác, chính vì vậy các ngân hàng trung ương sẽ phải nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Tình trạng lây lan COVID-19 tại Trung Quốc có thể làm suy giảm sản xuất và gây gián đoạn chuỗi cung ứng.

Phiên tăng điểm vào ngày thứ Năm, thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong một trong những phiên cuối cùng của năm 2022. Chỉ số S&P 500, chỉ số chủ chốt của thị trường, đã có 122 phiên biến động trên 1% hoặc hơn trong khoảng 14 năm gần nhất.

Thời điểm cuối năm nay, thế giới đương đầu với tình thế đáng lo. Phía Mỹ lo ngại rằng sự lây lan mạnh của COVID-19 tại Trung Quốc sẽ có thể khiến cho COVID-19 có những biến chủng mới. Các quan chức liên bang Mỹ sẽ yêu cầu người du lịch đến từ Trung Quốc phải có xét nghiệm âm tính từ ngày 5/1/2023

Nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu nghỉ lễ từ tuần này. Điều này đồng nghĩa thị trường dễ chịu tác động từ những diễn biến của tình trạng giao dịch trầm lắng và biến động tăng cao.

Trưởng bộ phận quản lý tài sản tại Man Solutions, ông Peter van Dooijeweert, cho biết nhà đầu tư dường như khá ngại ngần trong việc chấp nhận mức độ rủi ro cao trên thị trường năm mới.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE