Sau 3 phiên tăng liên tiếp, thị trường đã ở rất gần mốc 1.300 điểm

Chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch 26/9 đã có lúc vươn lên trên 1.298 điểm. Tuy nhiên, thị trường cũng song hành những lực bán chốt lời khiến cho trạng thai tốt nhất đã chưa được giữ lại.

Sau 3 phiên tăng liên tiếp, thị trường đã ở rất gần mốc 1.300 điểm

Định vị thị trường

Chứng khoán châu Á vẫn tiếp tục tăng điểm với điểm nhấn đến từ thị trường Trung Quốc. Các chỉ số SHCMP (+3,61%), SZI (+4,44%), HSI (+4,44%) lại có động thái bứt phát đi lên trong khi các chỉ số KOSPI (+2,9%), NIKKEI 225 (+2,79%) cũng tăng điểm mạnh mẽ.

VN-Index cũng đã tận dụng sự thuận lợi từ vận động khu vực để thử sức trước mốc 1.300 điểm. Mức điểm số cao nhất trong phiên ghi nhận được là 1.298 điểm tuy nhiên trước những áp lực chốt tại vùng kháng cự mạnh, những gì tốt nhất đã chưa được giữ lại.

Chất xúc tác

Hoạt động chốt lời khi thị trường tăng là yếu tố khó tranh khỏi tuy nhiên dòng tiền trên thị trường vẫn tiếp tục thể hiện sự sôi động lớn. Khớp lệnh của HOSE tiếp tục vượt trên mức bình quân 20 phiên và chỉ giảm chưa đến 2% so với phiên giao dịch ngày hôm qua.

Sau 3 phiên tăng liên tiếp, thị trường đã ở rất gần mốc 1.300 điểm
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn đồng hành với phiên mua ròng thứ 2 liên tiếp.

Giá trị mua ròng là khá ấn tượng, đạt gần 1.000 tỷ đồng trên HOSE với TPB (+126 tỷ đồng), VNM (+115 tỷ đồng), VHM (+106 tỷ đồng), HDB (+105,11 tỷ đồng), VCI (+85,5 tỷ đồng) hút được tiền ngoại.

Theo thống kê, tỷ trọng giao dịch của khối ngoại vẫn chiếm dưới 10% trong 2 chiều mua/bán, cho thấy sự chủ động của nhà đầu tư trong nước vẫn được duy trì.

Quảng cáo

Hiện, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có những phiên bơm ròng mạnh trở lại hệ thống để đảm bảo thanh khoản. Trong ngày hôm qua, NHNN đã bơm ròng 14.999,99 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố là 40.021,38 tỷ đồng, không còn tín phiếu lưu hành trên thị trường.

Vận động thị trường

Ngay từ phiên sáng, VN-Index đã có nhịp rướn lên 1.295 điểm và hạ nhiệt dần cho đến đầu phiên chiều. Tới khoảng 14h, một nhịp rướn mạnh mẽ hơn lại xuất hiện để giúp chỉ số vượt lên trên 1.298 điểm, rất sát mốc 1.300 điểm.

Bên mua lẽ ra đã có thể tạo ra những kết quả tốt hơn nếu như không tạm thời phải lùi bước những áp lực chốt lời của nhà đầu tư. Chỉ số VN-Index chốt phiên tăng 4,01 điểm lên 1.291,49 điểm (+0,31%). Thanh khoản sàn đạt 956,8 triệu đơn vị, tương đương 21.803.

Rổ VN30 vẫn là đầu tàu trong những vận động của thị trường. Dù chưa thành công trong việc kéo chỉ số vượt kháng cự nhưng hàng loạt các cổ phiếu trong VN30 vẫn đóng cửa tích cực. Đáng chú ý nhất là TPB với trạng thái tăng kịch trần lên 16.650 đồng/cổ phiếu.

Các mã HDB (+3,9%), SSB (+2,1%), SHB (+1,9%), VNM (+1,6%), TCB (+1,3%), SAB (+1,2%), CTG (+1,1%), GVR (+1,1%) cũng đều tham gia trong những chuyển động của chỉ số.

Với việc dòng tiền tập trung vào các cổ phiếu lớn đặc biệt là nhóm Ngân hàng, sự ưu tiên chưa dành cho các cổ phiếu Midcap và Penny. Chỉ một số mã như TCM (+3,09%), TCH (+1,97%), VCI (+1,54%), ORS (+2,4%), HAH (+1,47%), BMP (+3,08%)có được sự hưởng ứng theo. Đồng thời, hiệu ứng nhóm ngành cũng không được ghi nhận một cách rõ ràng.

Độ rộng của HOSE khá cân bằng với 44,2% mã tăng giá so với 37,5% mã giảm giá.

Với 2 sàn HNX và UPCoM, sự lan tỏa cũng khá hạn chế khi 2 chỉ số vận động trong biên độ hẹp. HNX-Index tăng 0,03% trong UPCoM-Index đóng cửa ngay tại tham chiếu. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 2.100 tỷ đồng.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Hiệu suất quỹ Pyn Elite Fund âm tháng thứ 2 trong năm

Pyn Elite Fund ghi nhận mức hiệu suất âm 1,71% trong tháng 10 vừa qua, kết thúc chuỗi 5 tháng liên tiếp tăng trưởng. Đây là tháng thứ 2 từ đầu năm, quỹ ghi nhận hiệu suất âm.

Hiệu suất Pyn Elite Fund “chiến thắng” VN-Index nhờ đâu? Pyn Elite Fund chi trăm tỷ đồng mua cổ phiếu NTL, Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy có cổ đông lớn mới

“Cơn gió ngược” thử thách chỉ số VN-Index

VDSC dự báo, sau khi phản ánh kết quả kinh doanh quý III/2024, vùng định giá hợp lý của VN-Index là 1.299 – 1.392 điểm, dù vậy vẫn có những cơn gió ngược ngắn hạn cần chú ý.

Tiền vào chứng khoán mất hút, giá trị khớp lệnh trên HoSE xuống thấp nhất 1,5 năm, điều gì đang diễn ra? Chứng khoán HSC công bố tăng vốn tỷ lệ 2:1, giá phát hành gần 1/3 thị giá

Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại PV Drilling, CII muốn chuyển nhượng 100% vốn CII Service

Sau giao dịch bán ra của quỹ thành viên DC Developing Markets Strategies Public Limited Company, nhóm Dragon Capital đã giảm sở hữu tại PV Drilling từ 5,1% về 4,996% vốn điều lệ và không còn là cổ đông lớn.

Vinalines muốn bán hết cổ phiếu TJC, chồng bà Nguyễn Thị Nga hạ sở hữu tại SeABank SK Group hoàn tất chuyển nhượng 76 triệu cổ phiếu MSN, rời ghế cổ đông lớn của Masan

Các thị trường chứng khoán châu Á mất đà trong phiên chiều 8/11

Chốt phiên 8/11, chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) giảm 1,1%, xuống 20.728,19 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải (Trung Quốc) giảm 0,5%, xuống 3.452,3 điểm.

Chứng khoán châu Á chênh vênh khi kỳ vọng Fed hạ lãi suất giảm dần Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ

Thị trường đã giậm chân tại chỗ trong 2 tuần liên tiếp

Sau 10 phiên giao dịch, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa thể hiện được sự rõ ràng về xu hướng. Gần như, thành quả tăng điểm của tuần trước đã bị triệt tiêu hết trong tuần này.

Hơn 108 triệu cổ phiếu MBS phát hành thêm sắp về tài khoản nhà đầu tư Thị trường vẫn chưa thể giải phóng khỏi sức "ì" tâm lý