Sản xuất Trung Quốc sụt giảm mạnh nhất 3 năm

Số liệu mới nhất này cho thấy những diễn biến chính thức của ngành sản xuất Trung Quốc sau khi giới chức nước này chính thức chấm dứt chính sách kiểm soát dịch COVID-19 vô cùng hà khắc.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hoạt động sản xuất tại các nhà máy của Trung Quốc trong tháng 12/2022 sụt giảm đến tháng thứ 3 liên tiếp, tốc độ suy giảm tồi tệ nhất trong gần 3 năm khi mà tình trạng lây nhiễm COVID-19 tệ hại tác động mạnh đến các dây chuyền sản xuất khắp Trung Quốc sau khi Bắc Kinh đảo ngược chính sách không COVID-19.

Cơ quan Thống kê Quốc gia (NBS) công bố chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong tháng 12/2022 giảm xuống mức 47 điểm từ mức 48 điểm của tháng 11/2022. Các chuyen gia kinh tế tham gia khảo sát của Reuters đã dự báo chỉ số này giảm xuống mức 48 điểm. Ngưỡng 50 điểm phân định giữa suy giảm và tăng trưởng.

Đây là mức sụt giảm mạnh nhất của chỉ số PMI tính từ những ngày đầu tiên của đại dịch COVID-19 vào tháng 2/2020.

Số liệu mới nhất này cho thấy những diễn biến chính thức của ngành sản xuất Trung Quốc sau khi giới chức nước này chính thức chấm dứt chính sách kiểm soát dịch COVID-19 vô cùng hà khắc vào đầu tháng 12/2022. Theo tính toán của công ty dữ liệu y tế Airfinity tại Anh, tổng số lượng các ca lây nhiễm COVID-19 trong tháng 12/2022 ước tính khoảng 18,6 triệu.

Theo các chuyên gia phân tích, tình trạng lây nhiễm COVID-19 có thể gây ra vấn đề thiếu lao động tạm thời đồng thời tạo ra thêm gián đoạn chuỗi cung ứng. Vào ngày thứ Tư, Reuters đưa tin rằng Tesla có kế hoạch vận hành hạn chế nhà máy sản xuất tại Thượng Hải vào tháng 1/2022, như vậy Tesla vẫn tiếp tục với việc giảm quy mô sản xuất đã được thực hiện từ trước.

Nhu cầu tiêu dùng của thế giới yếu đi khi nỗi sợ suy thoái kinh tế lớn lên trong bối cảnh lãi suất, lạm phát và căng thẳng Nga – Ukraine leo thang sẽ có thể khiến cho xuất khẩu của Trung Quốc chững lại, gây tổn hại đến ngành sản xuất và ngăn cản quá trình phục hồi kinh tế.

Dù rằng chỉ số PMI thấp hơn so với kỳ vọng, sẽ khó để các chuyên gia phân tích có thể đưa ra dự báo chính xác xét đến những yếu tố bất ổn liên quan đến dịch COVID-19 trong tháng vừa rồi.

“Phần lớn các nhà máy mà tôi biết hiện đang hoạt động dưới công suất trong năm tới. Có những nhà máy chỉ hoạt động với công suất khoảng 50%, một số nhà máy thậm chí còn dưới 20%”, chuyên gia tại công ty tư vấn về chuỗi cung ứng Tidalwave Solutions – ông Cameron Johnson phân tích.

Như vậy có thể thấy dù rằng Trung Quốc đang mở cửa, lĩnh vực sản xuất sẽ vẫn chững lại bởi phần còn lại của kinh tế thế giới đang chững lại, các nhà máy có thừa nhân lực nhưng họ thiếu đơn hàng.

Kết quả khảo sát mới đây cho thấy ước tính khoảng 56,3% các nhà sản xuất công bố họ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, cao hơn 15,5 điểm phần trăm so với tháng liền trước dù rằng phần lớn trong số họ khẳng định rằng tình hình này sẽ dần cải thiện.

Chuyên gia kinh tế tại tổ chức môi giới Guotai Junan International, ông Zhou Hao, nhận xét: “Dù rằng chỉ số PMI thấp hơn so với kỳ vọng, thực tế sẽ khá khó để các chuyên gia phân tích đưa ra được dự báo chính xác xét đến những yếu tố bất ổn liên quan đến virus trong tháng vừa qua”.

Dù vậy ông Hao cũng dự báo tổ chức của ông tin rằng khoảng thời gian xấu nhất của kinh tế Trung Quốc đã ở phía sau chúng ta, và quá trình phục hồi mạnh mẽ đang đến.

Trong tuần này, cơ quan quản lý ngành ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc đã cam kết sẽ tăng cường hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành dịch vụ và du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhấn mạnh rằng quá trình phục hồi tiêu dùng sẽ là ưu tiên.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE