Rủi ro của châu Âu khi phụ thuộc vào khí hóa lỏng của Mỹ

Để loại bỏ khí đốt Nga, châu Âu gần đây dựa vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ. Tuy nhiên, nguồn cung cấp LNG của Mỹ lại dễ bị tổn thương do một số nguyên nhân.

Hiện tại, Mỹ là nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới khi vận chuyển hàng hóa đến cả châu Âu trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng và nhu cầu từ châu Á tăng đột biến. Cho đến thời điểm hiện tại, Mỹ đã ký hơn 20 thỏa thuận dài hạn để cung cấp hơn 30 triệu tấn LNG/năm cho những người mua thiếu năng lượng ở châu Âu và châu Á.

Nỗ lực tuyệt vọng của châu Âu nhằm loại bỏ khí đốt của Nga thậm chí còn trở nên cấp thiết hơn trong thời gian gần đây, khi các nguồn cung từ Moskva gần như đã bị đình trệ. Điều này đã dẫn đến việc châu Âu thay thế châu Á trở thành điểm đến hàng đầu cho LNG của Mỹ. Trên thực tế, châu Âu hiện nhận được 65% tổng lượng LNG xuất khẩu của Mỹ.

Nhưng ngày càng có nhiều lo ngại rằng việc giao dịch phụ thuộc này có một số rủi ro khác. Đặt tất cả "trứng của châu Âu vào giỏ LNG của Mỹ có nghĩa là phụ thuộc vào thời tiết". Nguồn cung LNG của Mỹ có thể không dễ bị tổn thương từ Nga, nhưng chúng dễ bị tổn thương bởi thời tiết khắc nghiệt và các mùa dông bão làm gián đoạn sản lượng và xuất khẩu. Châu Âu hiện khó có thể thể chịu đựng thêm bất kỳ sự gián đoạn nào nữa.

"Lỗ hổng" ở Vịnh Mexico

Phần lớn các cơ sở xuất khẩu LNG ở Mỹ được đặt dọc theo bờ Đông và phần lớn khí cung cấp cho các cơ sở đó đến từ các khu dự trữ nội địa gần đó, từ New Mexico và Texas đến Louisiana, và xa hơn nữa. Đây là khu vực dễ xảy ra bão lũ, có nghĩa là khi các cơn bão ập đến, mọi thứ từ hóa lỏng đến vận chuyển và khai thác đến chế biến đều có nguy cơ bị gián đoạn.

Trong những năm gần đây, nhiều trận bão lớn hoặc thiên tai đã gây gián đoạn ở các mức độ khác nhau đối với thị trường LNG, với các tác động kéo dài trong chuỗi cung ứng, từ việc ngừng hoạt động trong thời gian ngắn cho đến ngừng hoạt động trong thời gian dài.

Ví dụ, bão Laura năm 2020 đã gây ra gián đoạn hai tuần tại cơ sở xuất khẩu LNG của Sabine Pass và hơn một tháng tại Cameron LNG. Năm ngoái, cơn bão Ida đã khiến sản lượng khí đốt ngoài khơi bị cắt giảm nghiêm trọng và kéo dài.

Quảng cáo

Năm nay, một vụ nổ hồi tháng 6 tại cơ sở Freeport LNG có trụ sở tại Texas đã làm giảm gần 20% công suất xuất khẩu LNG của Mỹ, khiến các thị trường LNG rơi vào thế khó.

Các nhà khoa học cho biết những cơn bão ở bờ biển vùng Vịnh Mexico đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây ra lũ lụt kỷ lục và khiến cơ sở hạ tầng quan trọng gặp nguy hiểm.

Trong khi Mỹ có hàng loạt các dự án LNG mới lớn nhất thế giới đang được triển khai, thì cũng có những giới hạn về việc gia tăng sản lượng nếu không có thêm công suất đường ống để đáp ứng phân khúc năng lượng đang phát triển mạnh mẽ này.

Tại lưu vực Appalachian, khu vực sản xuất khí đốt lớn nhất của Mỹ, các nhóm môi trường đã liên tục khiến các dự án đường ống bị tạm dừng hoặc làm chậm lại. Điều này khiến lưu vực Permian và Haynesville Shale phải gánh vác phần lớn dự báo tăng trưởng xuất khẩu LNG. Thật vậy, Giám đốc điều hành Toby Rice của EQT Corp gần đây đã thừa nhận rằng công suất đường ống Appalachian đã “gần như kịch trần”.

Trong ngắn hạn, châu Âu đang vượt tiến độ trong tích đầy kho lưu trữ khí đốt của mình, ngay cả khi họ đã phải trả giá đắt. Theo dữ liệu từ Cơ sở hạ tầng khí châu Âu (GIE), mức dự trữ khí đốt của EU ở mức trên 70% và thậm chí đã vượt qua mức trung bình trong 5 năm.

Đến ngày 1/11, EU có thể sẽ đạt 80% công suất lưu trữ khí đốt tự nhiên - đúng lúc nhu cầu cao điểm vào mùa Đông. Đức thậm chí đang đặt mục tiêu đạt 95% công suất và đã ở mức 85%.

Tuy nhiên, điều này đặt ra hai vấn đề khác nhau. Đầu tiên, châu Âu sẽ phải trả một cái giá đắt: chi phí bổ sung dự trữ khí đốt tự nhiên ước tính lên tới hơn 50 tỷ euro, gấp 10 lần so với mức trung bình lịch sử để tích đầy các kho chứa trước mùa Đông. Thứ hai, khối này không thể tồn tại chỉ bằng cách bổ sung lượng lưu trữ trừ khi họ giảm lượng tiêu thụ đáng kể trong mùa Đông.

Châu Âu, như hiện tại, dễ bị tổn thương trên mọi mặt về năng lượng, và nếu đó không phải là lý do địa chính trị và xung đột, thì là vấn đề thời tiết khắc nghiệt.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro