Quốc gia "hàng xóm" của Việt Nam sắp mở sàn giao dịch tiền điện tử

Việc thành lập sàn giao dịch do chính phủ hậu thuẫn nhằm bảo vệ người dân khỏi những trò gian lận và lừa đảo trong giới tiền điện tử.

Quốc gia "hàng xóm" của Việt Nam sắp mở sàn giao dịch tiền điện tử

Ngày 17/7 vừa qua, Bappebti - cơ quan giám sát giao dịch hàng hóa tương lai của Indonesia, thông báo nước này sẽ mở cửa sàn giao dịch tiền điện tử quốc gia trong tháng 7/2023, hãng tin tức địa phương Tempo đưa tin.

Trên thực tế, kế hoạch này đã được triển khai từ năm 2021, thể hiện sự đón nhận của Indonesia với cuộc cách mạng tài chính kỹ thuật số. Việc ra mắt sàn giao dịch tiền điện tửban đầu dự kiến diễn ra vào năm 2021 nhưng đã bị hoãn lại do một số vấn đề phức tạp liên quan đến quá trình này.

Bappebti là đơn vị phụ trách việc thành lập sàn giao dịch tiền điện tử do chính phủ Indonesia hậu thuẫn. Mục tiêu chính là bảo vệ người dân khỏi những trò gian lận tiềm ẩn cũng như các hoạt động lừa đảo phổ biến trong giới tiền điện tử.

Ông Didid Noordiatmoko, người đứng đầu Bappebti, cho biết tất cả giao dịch tiền điện tử tại Indonesia sẽ phải thông qua sàn giao dịch quốc gia với hình thức ứng dụng được tích hợp sẵn, đã được thử nghiệm và xác thực.

Quảng cáo

Bằng cách ra mắt sàn giao dịch do chính phủ quản lý, Indonesia hướng tới mục tiêu cung cấp nền tảng an toàn và minh bạch cho giao dịch tiền điện tử tại quốc gia này.

best-crypto-exchange-3941.jpeg

Indonesia sắp có sàn giao dịch tiền số quốc gia đầu tiên (Ảnh: Forbes).

Một thống kê cho thấy tổng khối lượng giao dịch của tài sản tiền kỹ thuật số trong nước của Indonesia đã tăng vọt hơn 1.000% vào năm 2021, ở mức đáng kinh ngạc là 57,7 tỷ USD. Sự tăng trưởng theo cấp số nhân đó nhấn mạnh tiềm năng to lớn của thị trường tiền điện tử và sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà đầu tư Indonesia đối với tài sản kỹ thuật số.

Bất chấp những triển vọng đầy hứa hẹn của thị trường tiền số, ngân hàng trung ương Indonesia vẫn duy trì quan điểm tiền điện tử không được công nhận là phương thức thanh toán hợp lệ và các ngân hàng bị cấm tạo điều kiện cho giao dịch tiền điện tử.

Cách tiếp cận thận trọng trên cho thấy nỗ lực của chính phủ Indonesia để đạt được sự cân bằng giữa việc tận dụng lợi ích của tài sản kỹ thuật số và giảm thiểu rủi ro liên quan đến chúng. Việc ra mắt sàn giao dịch tiền điện tử quốc gia của Indonesia được đánh giá là cột mốc quan trọng trong hành trình hướng tới tài chính kỹ thuật số của quốc gia này.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Xuất khẩu thực phẩm của Nhật Bản tiếp tục cao kỷ lục

Ngày 4/2, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông sản, lâm nghiệp, thủy sản và thực phẩm của nước này năm 2024 đạt mức cao kỷ lục trong năm thứ 12 liên tiếp.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm

Tình thế khó xử của FED

Hai quan chức Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), được cho là đại diện cho hai quan điểm trái ngược trong chính sách tiền tệ, cho biết hôm 2/1 rằng, họ sẽ cần theo dõi tác động của các chính sách từ chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với lạm phát để

Thị trường vàng “lặng sóng” trước thềm cuộc họp của Fed FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Lạm phát của Mỹ tăng mạnh nhất 8 tháng

Theo số liệu mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố, lạm phát tại nước này trong tháng 12/2024 đã tăng mạnh nhất tám tháng qua khi chi tiêu tiêu dùng cho hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ.

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Mỹ áp thuế hàng nhập từ Canada, Mexico và Trung Quốc; DeepSeek tạo "cơn địa chấn" trên thị trường công nghệ toàn cầu; Fed giữ nguyên lãi suất... là những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025 10 sự kiện chứng khoán năm 2024

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Sau cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28-29/1, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, tạm dừng xu hướng nới lỏng chính sách đã duy trì trong khoảng nửa năm qua khi các quan chức xem xét b

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần

Yếu tố làm nên sức bật cho nền kinh tế “ngôi sao” của châu Âu

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Đường ống mới Pháp - Tây Ban Nha có giải quyết được khủng hoảng năng lượng châu Âu? Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới