Phạt tới 30 triệu đồng nếu bán hàng giá cao hơn giá Nhà nước bình ổn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 87/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá.

Phạt tới 30 triệu đồng nếu bán hàng giá cao hơn giá Nhà nước bình ổn

Trong đó, đối với các hành vi vi phạm trong quy định về định giá và bán hàng hóa, dịch vụ không đúng với quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Nghị định quy định phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Hành vi bán không đúng mức giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể; hành vi bán cao hơn mức tối đa của khung giá do Nhà nước ban hành; hành vi bán thấp hơn mức tối thiểu của khung giá do Nhà nước ban hành; hành vi bán cao hơn giá tối đa do Nhà nước ban hành.

Đối với hành vi vi phạm quy định về kê khai giá hàng hóa, dịch vụ, Nghị định quy định phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi kê khai không đủ các nội dung hoặc không đúng mẫu của văn bản kê khai giá.

Đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định: Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 01 đến 10 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá;

Phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 11 đến 20 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá;

Quảng cáo

Phạt tiền từ 20 - 25 triệu đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên.

Đối với hành vi vi phạm quy định về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ, Nghị định quy định phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng một trong các hình thức theo quy định của pháp luật; niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng; niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không đúng giá cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân quyết định.

Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ trong thời gian Nhà nước thực hiện bình ổn giá.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 12/7/2024.

Mới đây, ngày 10/7, Chính phủ cũng vừa ban hành Nghị định số 85/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giá, trong đó, quy định cụ thể về việc thực hiện bình ổn giá. Trước đó, Chính phủ cũng đã ban hành rất nhiều quy định về thực hiện các chính sách, quy định về giá. Điều này thể hiện quyết tâm bình ổn giá của Chính phủ, không để tình trạng tăng lương dẫn đến tăng giá bất hợp lý.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu giảm do lo ngại về tăng trưởng nhu cầu năm 2025

Giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống trong phiên giao dịch sáng ngày 23/12, do lo ngại về tăng trưởng nhu cầu năm 2025, đặc biệt tại Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Giá dầu thế giới giảm trở lại trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Quyết định của Fed kiềm chế đà tăng của giá dầu

Giá dầu châu Á giảm nhẹ khi nhà đầu tư chốt lời

Nhà phân tích Tony Sycamore cho biết sau đợt tăng giá 6% vào tuần trước và với việc giá dầu thô đang giao dịch gần mức đỉnh gần đây, thị trường đang chứng kiến một số hoạt động chốt lời nhẹ.

Giá dầu thế giới giằng co trước dự đoán Fed hạ lãi suất Giá dầu hướng tới tuần tăng đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024

Giá dầu hướng tới tuần tăng đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024

Giá dầu tăng nhẹ phiên chiều 13/12, hướng đến mức tăng hàng tuần đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024 khi các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Iran và Nga khiến thị trường càng thêm lo ngại về nguồn cung.

Giá dầu thế giới tăng hơn 1% do bất ổn địa chính trị gia tăng Giá dầu tăng do kỳ vọng nhu cầu cải thiện tại Trung Quốc