Pháp tuyên bố nguồn cung năng lượng đã ổn định trở lại

Ngày 3/11, Bộ trưởng Chuyển đổi năng lượng Pháp Agnes Pannier-Runacher tuyên bố nguồn cung nhiên liệu cho các trạm xăng trên toàn quốc đã được khôi phục, trong khi tình trạng đình công chỉ còn tiếp diễn tại một nhà máy lọc dầu ở Feyzin, miền Đông Nam nước

Trao đổi với kênh truyền hình LCP, bà Pannier-Runacher cho biết cuộc khủng hoảng nhiên liệu thời gian qua đã kết thúc và tình hình đang được ổn định trở lại, trong đó chỉ dưới 10% các trạm xăng còn gặp vấn đề về cung ứng. Tình trạng đình công chỉ còn tiếp diễn tại một nhà máy lọc dầu ở khu vực Feyzin. Nhà máy này có sản lượng 117.000 thùng/ngày.

Làn sóng đình công đã bắt đầu tại các nhà máy lọc dầu kể từ cuối tháng 9, khi hàng nghìn người lao động yêu cầu tăng lương trong bối cảnh lạm phát leo thang. Cuộc đình công kéo dài đã gây gián đoạn nghiêm trọng hoạt động phân phối nhiên liệu trên toàn quốc, đặc biệt tại miền Bắc, miền Trung nước Pháp và khu vực Paris, khiến người dân gặp khó khăn trong việc sử dụng các phương tiện cá nhân.

Quảng cáo

Làn sóng đình công lan rộng sang cả các lĩnh vực khác trong ngành năng lượng, trong đó công ty điện hạt nhân EDF cũng chịu tác động, khiến công tác bảo trì đối với các lò phản ứng hạt nhân bị trì hoãn.

Sau khoảng 1 tháng, các tập đoàn năng lượng như TotalEnergies, Exxon Mobil... cùng nghiệp đoàn tổ chức đình công CGT đã đạt được thỏa thuận tăng lương, trong khi Chính phủ Pháp đã áp dụng một số biện pháp cứng rắn nhằm trấn áp làn sóng đình công và ổn định lại nguồn cung năng lượng.

Pháp, cũng như nhiều quốc gia châu Âu khác, đều đang nỗ lực tìm lời giải cho bài toán năng lượng trong tương lai. Khu vực này chuẩn bị bước vào mùa đông lạnh giá với nguy cơ thiếu khí đốt, cũng như giá nhiên liệu tăng vọt do gián đoạn nguồn cung từ Nga.

Các nước châu Âu sẽ cần tìm cách tự chủ khỏi nguồn cung năng lượng của Nga, trong khi cần chuẩn bị lượng lớn khí đốt trong nhiều thập kỷ. Giới chuyên gia cảnh báo "Lục địa Già" sẽ chịu thiệt hại trong dài hạn do cuộc khủng hoảng năng lượng có nguy cơ gây bất ổn về chính trị. Các chuyên gia lý giải quá trình "hợp lý hóa công nghiệp" là cần thiết, trong đó khuyến nghị việc điều chỉnh sử dụng nhiên liệu trong công nghiệp, song cũng cảnh báo rủi ro tiềm ẩn khi việc cắt giảm đột ngột năng lượng sử dụng trong công nghiệp vào thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay sẽ gây ra khá nhiều sức ép đối với các nền kinh tế cũng như hệ thống chính trị tại châu Âu.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria