Pháp dự báo tăng trưởng kinh tế yếu trong năm sau do khủng hoảng năng lượng

Pháp dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại đáng kể vào năm tới, trong bối cảnh lo ngại về nguy cơ suy thoái ngày càng lớn ở nước láng giềng Đức và châu Âu sau những tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine.

Theo hãng tin AFP, trong cuộc họp nội các ngày 26/9, Chính phủ Pháp đã đưa ra dự báo mức tăng trưởng trong năm tới là 1% - giảm mạnh so với mức ước tính 2,7% trong năm nay.

Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire chỉ ra khi đất nước phải đối mặt với giá năng lượng và lương thực tăng cao, lạm phát ở Pháp dự kiến đạt 6% trong những tháng tới và 4% vào cuối năm sau.

Cùng ngày, Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế (OECD) có trụ sở tại Paris cho biết tổ chức này dự báo tăng trưởng năm tới gần như không đổi tại khu vực đồng euro, chủ yếu do suy thoái ở Đức, nơi tổng sản phẩm quốc nội dự kiến giảm 0,7%. Dự báo tăng trưởng của OECD đối với Pháp là 0,6% trong năm tới.

Tháng 9 này, Chính phủ Pháp công bố một kế hoạch trị giá 16 tỷ euro để giới hạn mức tăng giá khí đốt và điện trong năm sau.

Quảng cáo

“Tôi nghĩ điều khiến Pháp trở nên khác biệt so với nhiều quốc gia châu Âu là chúng ta tiếp tục tăng cường thu mua năng lượng vào năm 2023 nhờ mức giá trần đối với giá năng lượng”, Bộ trưởng Le Maire phát biểu tại cuộc họp báo.

Bộ trưởng Le Maire giải thích chi phí để thực hiện biện pháp này được chi trả một phần bằng các khoản đóng góp tài chính bắt buộc từ các nhà sản xuất năng lượng. Các nhà sản xuất này sẽ giúp hỗ trợ các gia đình và doanh nghiệp Pháp bị ảnh hưởng trong cuộc khủng hoảng.

Đầu tháng 9, cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu đã công bố kế hoạch giới hạn doanh thu của các nhà sản xuất điện kiếm được lợi nhuận lớn do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Ukraine. Đề xuất này dự kiến huy động được 140 tỷ USD để giúp những người bị ảnh hưởng do giá năng lượng tăng cao.

Hiện Pháp không áp dụng thuế thu nhập đối với các công ty năng lượng. Phe đối lập với chính phủ Pháp đang thúc đẩy một cuộc trưng cầu dân ý và đề xuất một dự luật về một loại thuế như vậy vào tuần trước. Các nhà lập pháp Pháp đã đặt nghi vấn đối với những “ông lớn” được hưởng lợi từ việc tăng giá năng lượng như TotalEnergies và Engie.

Giám đốc điều hành của TotalEnergies, Patrick Pouyanné, cho biết công ty sẽ trả 30 tỷ USD tiền thuế đối với các hoạt động ở các nước khác trong năm nay. Tuy nhiên, tại Pháp, các hoạt động chính của tập đoàn, liên quan đến nhà máy lọc dầu và bán nhiên liệu, đều thua lỗ trong những năm trước. Bên cạnh đó, việc áp giá trần khí đốt và điện tại quốc gia này cũng sẽ ngăn công ty kiếm được lợi nhuận khổng lồ trong năm nay.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản

Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.

Ngành hàng chứng kiến làn sóng phá sản mạnh mẽ nhất tại Mỹ LDG bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cổ phiếu dư bán sàn khối lượng lớn

ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có.

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.

Đồng yen của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong gần hai tháng Các tập đoàn Nhật Bản đầu tư 3,3 tỷ USD để phát triển xe tự lái sử dụng AI

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần