Phân tích những yếu tố kéo giá dầu sụt mạnh trong thời gian qua

Theo nhiều chuyên gia, yếu tố lý giải quan trọng chính là nhu cầu yếu. Những tháng gần đây, kỳ vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã không ngừng được điều chỉnh giảm.

Theo Economist, trong những tháng đầu tiên khi mà căng thẳng Nga – Ukraine mới bùng phát, bất kỳ diễn biến nào tiêu cực đều đẩy giá năng lượng tăng vọt. Khi một nhà máy khí đốt tại Mỹ đương đầu với vụ hỏa hoạn và buộc phải đóng cửa, các cuộc đình công tại Pháp ngày một nhiều hơn, phía Nga yêu cầu châu Âu trả tiền nhiên liệu bằng đồng rúp hoặc thời tiết bất ngờ ấm hơn bình thường, thị trường dường như chịu xáo trộn mạnh.

Tuy nhiên từ tháng 1/2023, tình hình đã đổi khác. Giá dầu Brent, loại dầu chuẩn của toàn cầu, liên tục dao động quanh ngưỡng khoảng 75USD/thùng so với ngưỡng 120USD/thùng cách đây 1 năm. Tại châu Âu, giá khí đốt, hiện thấp hơn khoảng 88% so với ngưỡng đỉnh vào tháng 8/2023.

Đã có quá nhiều diễn biến liên quan đến nguồn cung. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước liên minh đã thông báo cắt giảm mạnh sản lượng. Tại Mỹ, số lượng giàn khoan dầu và khí đốt đã giảm liên tiếp 7 tuần khi mà nhiều doanh nghiệp phản ứng với nhu cầu thấp hơn bình thường.

Một số nhà máy sản xuất khí đốt tại Nauy, vốn giữ vai trò rất quan trọng với châu Âu, hiện đang trong tình trạng bảo dưỡng dài hạn. Hà Lan chuẩn bị đóng cửa mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu. Tuy nhiên người ta không thấy giá năng lượng tăng mạnh. Vậy những yếu tố nào đã khiến cho giá năng lượng không tăng?

Theo nhiều chuyên gia, yếu tố lý giải quan trọng chính là nhu cầu yếu. Những tháng gần đây, kỳ vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã không ngừng được điều chỉnh giảm.

Vụ sụp đổ của một số ngân hàng trong mùa xuân năm nay khiến cho nhiều người lo sợ về một đợt suy thoái kinh tế tại Mỹ. Lạm phát khiến cho người tiêu dùng ở châu Âu hiện không dám chi tiêu. Tại cả châu Âu và Mỹ, sẽ cần phải chờ thời gian mới thấy rõ tác động của những đợt điều chỉnh lãi suất.

Quảng cáo

Tại Trung Quốc, quá trình phục hồi kinh tế thời kỳ hậu đại dịch COVID-19 hiện giờ yếu hơn so với kỳ vọng. Tăng trưởng kinh tế yếu hiện đang khiến cho nhu cầu nhiên liệu sụt giảm mạnh.

Tuy nhiên, đằng sau những diễn biến mới nhất, câu chuyện không phải hoàn toàn như vậy. Dù rằng quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng, Trung Quốc vẫn tiêu thụ 16 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 4/2023, ngưỡng cao kỷ lục.

Việc ngành vận tải, du lịch và đi lại hồi phục từ sau khi các biện pháp kiểm soát đi lại chặt chẽ ngừa COVID-19 được áp dụng cũng đồng nghĩa có thêm dầu diesel, xăng và nhiên liệu máy bay được tiêu thụ.

Tại Mỹ, giá xăng giảm 30% so với cùng kỳ năm trước cũng đồng nghĩa người tiêu dùng sẽ hài lòng hơn trước mùa lái xe cao điểm sắp tới. Tại châu Á và châu Âu, nhiệt độ cao sẽ còn kéo dài, chính vì vậy nhu cầu sử dụng điện cho điều hòa nhiệt độ sử dụng khí đốt vẫn tăng cao.

Đang xuất hiện ngày một nhiều dầu từ khu vực lòng chảo Atlantic thông qua các kênh thông thường (tại Brazil và Guyana) và cho đến nay sản lượng dầu đá phiến tại Mỹ, Argentina và Canada cũng đều tăng lên. Ngân hàng JP Morgan Chase ước tính sản lượng dầu ngoài OPEC sẽ tăng ước tính 2,2 triệu thùng/ngày trong năm 2023.

Về lý thuyết, sự dư thừa về nguồn cung như trên cần phải được cân bằng bởi các biện pháp cắt giảm sản lượng do các nước nòng cốt trong OPEC công bố, trong đó Nga ước tính 500.000 thùng dầu/ngày và Saudi Arabia khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày, tuy nhiên trên thực tế mọi chuyện không diễn ra như vậy.

Sản lượng dầu tại những nước nói trên cho đến nay không giảm nhiều như kỳ vọng, thậm chí có những nước OPEC khác vẫn tiếp tục tăng cường sản lượng dầu. Sản lượng dầu của Venezuela thậm chí còn tăng lên nhờ vào đầu tư từ Chevron, doanh nghiệp năng lượng hàng đầu của Mỹ. Trên thực tế, ước tính khoảng 20% dầu của thế giới đến từ những nước đang chịu chế tài của các nước phương Tây, dầu được bán rẻ và vì vậy kéo giá dầu xuống.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?