Phân tích nguyên nhân nhà đầu tư ngoại liên tục rút tiền khỏi Trung Quốc

Nhà đầu tư thoái vốn khỏi thị trường trái phiếu với tốc độ mạnh nhất từ năm 2015 diễn ra khi mà nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang chứng kiến tình trạng suy giảm tăng trưởng nghiêm trọng.

Nhà đầu tư ngoại tiếp tục rút tiền ra khỏi cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc, nền kinh tế nội địa hạ nhiệt nhanh chóng và lãi suất được điều chỉnh tăng tại nhiều thị trường khác đã kéo đầu tư ra khỏi Trung Quốc.

Theo số liệu của Nikkei và Cơ quan lưu ký trái phiếu Trung Quốc (CCDC), tính đến tháng 8/2022, tổng giá trị trái phiếu Trung Quốc mà nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ giảm tổng số 594 tỷ nhân dân tệ tức khoảng 83 tỷ USD xuống 3,48 nghìn tỷ nhân dân tệ. Cũng trong tháng 9/2022, dòng tiền tiếp tục bị rút ra khỏi cổ phiếu Trung Quốc đại lục thông qua kênh Hồng Kông.

Việc tiền bị rút ra khỏi thị trường trái phiếu với tốc độ mạnh nhất từ năm 2015 diễn ra khi mà nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang chứng kiến tình trạng suy giảm tăng trưởng nghiêm trọng.

“Một phần nguyên nhân của việc tiền bị rút ra khỏi trái phiếu Trung Quốc chính là các yếu tố liên quan đến kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng yếu tố lớn nhất đằng sau đợt bán này chính là động lực của nhà đầu tư thay đổi khi chênh lệch lợi suất tăng cao, chuyên gia nghiên cứu tại công ty chứng khoán Mizuho Securities – ông Mark Reade phân tích.

Ngoài ra, không ít nhà đầu tư cũng giảm tỷ trọng nắm giữ tại Trung Quốc bởi nhiều nỗi lo liên quan đến các vấn đề địa chính trị.

Tỷ lệ nắm giữ trái phiếu Trung Quốc của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng không ngừng kể từ khi chương trình kết nối thị trường thông qua kênh Hồng Kông được đưa ra vào năm 2017. Việc bổ sung trái phiếu Trung Quốc vào các chỉ số được các nhà đầu tư tổ chức theo dõi tư năm 2019 đã giúp mang đến “cú huých” quan trọng.

Quảng cáo

Tuy nhiên từ đó đến nay, môi trường chính sách tiền tệ đã chứng kiến nhiều thay đổi quan trọng. Khi mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm lên tương đương ngưỡng lợi suất trái phiếu Trung Quốc lần đầu tiên trong 12 năm. Nhà đầu tư ngoại từ đó đến nay đã rút tiền ra khỏi Trung Quốc để mua tài sản mang lại lợi suất cao ở nhiều nơi khác.

Bất ổn địa chính trị cũng là một phần nguyên nhân khiến cho lượng nợ doanh nghiệp Trung Quốc mà nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ giảm 25%. Nhóm đối tượng phát hành nợ được nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ nhiều tại Trung Quốc bao gồm Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ADBA). Mức giảm này còn sâu hơn so với mức giảm 8% của nợ chính phủ trong cùng khoảng thời gian trên.

Các ngân hàng trên được đánh giá ngang với chính phủ Trung Quốc xét về tín nhiệm tín dụng. Các quỹ đầu tư bằng đồng nhân dân tệ đầu tư mạnh vào nợ chính phủ Trung Quốc còn các công ty quản lý tài sản được tin thuộc nhóm đang bán mạnh nhất. Việc họ có liên quan đến các hoạt động tài trợ tín dụng cho lĩnh vực năng lượng Nga khiến một số nhà đầu tư lo sợ về rủi ro của các biện pháp trừng phạt từ phương Tây, theo các chuyên gia phân tích.

Một số thành viên thị trường đã đồn đoán về khả năng Ngân hàng Trung ương Nga bán một số tài sản định giá bằng đồng nhân dân tệ để thu tiền về sau khi dự trữ ngoại hối của nước này suy giảm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, Viện Tài chính Quốc tế (IIF) ước tính các ngân hàng trung ương chỉ chiếm khoảng 10% lượng bán ra trong quý đầu năm 2022. Sự suy giảm trên thị trường bất động sản Trung Quốc và sự gián đoạn kinh tế do chính sách không COVID-19 đã khiến cho dòng vốn bị rút ra mạnh hơn.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo rằng tăng trưởng GDP thực của Trung Quốc chững lại chỉ còn 3,3% trong năm nay từ mức 8,1% của năm 2021.

Kênh chứng khoán Trung Quốc qua thị trường Hồng Kông cũng chứng kiến đợt bán mạnh như vậy. Trong tháng 9/2022 giá trị bán ra cao hơn giá trị mua vào đến lần thứ 3 đến 11,2 tỷ nhân dân tệ. Nếu tính trong 9 tháng đầu năm 2022, xu thế vẫn là mua ròng nhưng giá trị mua giảm đến 82% xuống mức 52,2 tỷ nhân dân tệ.

Trong đợt rút vốn mạnh tay gần nhất, các quỹ đầu cơ chuyên thị trường Trung Quốc rút ra kỷ lục 3,6 tỷ USD trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7/2027, cao nhất tính từ năm 2008, theo With Intelligence.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc chi tiêu cho các dự án hạ tầng toàn cầu cao gấp 9 lần Mỹ

Giai đoạn 2013-2021, Trung Quốc đã cho vay 679 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng toàn cầu như cao tốc, nhà máy điện và viễn thông, trong khi đó, Mỹ chỉ cung cấp 76 tỷ USD cho các dự án tương tự.

Các công ty tiêu dùng lớn của Mỹ lo ngại về sự suy yếu tại thị trường Trung Quốc Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 7/2024 tăng nhanh hơn dự kiến

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?