Ông Donald Trump nắm chắc chiến thắng đầu tay trong cuộc đua "giành vé" để trở lại Nhà Trắng

Các cuộc thăm dò đều cho thấy ông Donald Trump đã vượt qua các đối thủ để giành chiến thắng trong cuộc đua ở bang Iowa, bước đầu tiên trong hành trình giành lấy "tấm vé" đại diện cho đảng Cộng hòa tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng. Tuy nhiên, đây không phải

Ông Donald Trump nắm chắc chiến thắng đầu tay trong cuộc đua "giành vé" để trở lại Nhà Trắng

Trên thực tế, dư luận đã đoán trước ông Trump sẽ giành chiến thắng trước 2 đối thủ là Thống đốc bang Florida Ron DeSantis và cựu Đại sứ Liên hợp quốc Nikki Haley trong cuộc đua giành phiếu ở bang Iowa. Nhiều khả năng, tỷ lệ ủng hộ ông Trump sẽ vượt xa các đối thủ. Chính vì thế, mọi ánh mắt đang đổ dồn về Iowa để xem ai sẽ là người xếp thứ 2 sau ông Trump.

Diễn ra trong ngày 15/1 theo giờ địa phương, người Cộng hòa ở bang Iowa đã bất chấp cái lạnh chết người để tập trung tại 1.600 trường học, trung tâm cộng đồng và các địa điểm khác để thực hiện cuộc bỏ phiếu kín đầu tiên trên toàn nước Mỹ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024.

Quảng cáo

Chiến thắng áp đảo dành cho ông Trump ở Iowa sẽ củng cố lập luận của của vị cựu tổng thống Mỹ rằng ông là ứng viên đảng Cộng hòa duy nhất có khả năng cạnh tranh với Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay. Một kết quả áp đảo cũng cho thấy những cáo buộc hình sự nhằm vào ông Trump không đủ làm giảm sự hấp dẫn của ông với các cử tri của đảng Cộng hòa.

Hiện tại, cả ông DeSantis và bà Haley đều hướng mục tiêu giành vị trí thứ 2 sau cuộc bỏ phiếu ở bang Iowa. Tuy nhiên, nếu không ai giành được số phiếu áp đảo hơn đối thủ, cả 2 sẽ cùng gặp khó trong việc thuyết phục cử tri rằng họ sẽ có thể thách thức vị thế ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa của ông Trump.

Riêng với ông DeSantis, việc đặt cược lớn, với các chương trình vận động tranh cử ở cả 99 quận của Iowa, có thể trở thành thảm họa nếu ông chỉ về đích ở vị trí thứ 3. Kết quả đó chắc chắn sẽ tạo ra những áp lực, thậm chí có thể khiến ông sớm phải sớm rời cuộc đua giành vé.

Tham khảo: Reuters

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Sau cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28-29/1, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, tạm dừng xu hướng nới lỏng chính sách đã duy trì trong khoảng nửa năm qua khi các quan chức xem xét b

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần

Yếu tố làm nên sức bật cho nền kinh tế “ngôi sao” của châu Âu

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Đường ống mới Pháp - Tây Ban Nha có giải quyết được khủng hoảng năng lượng châu Âu? Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025