Nợ toàn cầu đạt mức cao kỷ lục, trung bình mỗi người gánh khoản nợ gần 1 tỷ VND: Nhóm nước nào đang nợ nhiều nhất?

Nợ hiện đang gấp gần 3 lần GDP toàn cầu, với 2/3 trong số này là đến từ các nền kinh tế phát triển, theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF).

Nợ toàn cầu đạt mức cao kỷ lục, trung bình mỗi người gánh khoản nợ gần 1 tỷ VND: Nhóm nước nào đang nợ nhiều nhất?

Thế giới đang sa lầy trong khoản nợ kỷ lục 315.000 tỷ USD tính đến cuối quý 1/2024, theo báo cáo tháng 5 của Viện Tài chính Quốc tế (IIF).

So với quý trước đó, nợ toàn cầu tăng thêm 1.300 tỷ USD, tăng quý thứ hai liên tiếp và đánh dấu mức tăng hàng quý lớn nhất và sâu rộng nhất kể từ Thế chiến thứ hai.

Như vậy, nợ toàn cầu đang gấp gần 3 lần GDP toàn cầu (109.500 tỷ USD). Có một cách khác để hình dung con số này lớn ra sao. Thế giới hiện có khoảng 8,1 tỷ người. Nếu chia số nợ đó cho tổng dân số trái đất, thì mỗi người sẽ gánh một khoản nợ khoảng 39.000 USD (gần 1 tỷ VND).

Nợ toàn cầu tăng chủ yếu là nợ tại các thị trường mới nổi tăng lên mức cao chưa từng thấy – hơn 105.000 tỷ USD, so với 55.000 tỷ trong hơn một thập kỷ trước.

Quảng cáo

Khoảng 2/3 trong số 315 nghìn tỷ USD nợ đến từ các nền kinh tế phát triển, trong đó Nhật Bản và Mỹ chiếm nhiều nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ trên GDP của các nền kinh tế này nhìn chung đã giảm.

Mặt khác, các thị trường mới nổi tuy có khoản nợ 105.000 tỷ USD, nhưng tỷ lệ nợ trên GDP lại đạt mức cao kỷ lục 257%, đẩy tỷ lệ nợ/GDP toàn cầu lần đầu tiên tăng sau ba năm. Trong đó, Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico là những nước có nợ nhiều nhất.

IIF cho rằng lạm phát dai dẳng, xung đột thương mại gia tăng và căng thẳng địa chính trị là những yếu tố có thể gây rủi ro đáng kể cho biến động nợ, tăng áp lực lên chi phí vốn toàn cầu.

Trong khoản nợ 315.000 tỷ USD toàn cầu, nợ hộ gia đình, bao gồm nợ thế chấp, thẻ tín dụng và nợ sinh viên, cùng nhiều khoản khác, lên tới 59.100 tỷ USD.

Nợ doanh nghiệp ở mức 164.500 tỷ USD, trong đó lĩnh vực tài chính chiếm tới 70.400 tỷ USD. Phần còn lại là nợ công, ở mức 91.400 tỷ USD.

Theo CNBC

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Gần 190 doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin phá sản trong quý 1 năm 2025

Một số doanh nghiệp lớn của Mỹ tuyên bố phá sản trong tháng Ba gồm nhà bán lẻ Forever 21, công ty viễn thông Mitel Networks và hãng sản xuất phim Village Roadshow Entertainment Group.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Sau “cú phanh” thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?

Trong những ngày gần đây, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động sau những thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã quyết định tạm dừng việc áp dụng thuế quan mới trong 90 ngày.

Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan

Nhìn lại 7 ngày "địa chấn" thương mại toàn cầu

Chỉ trong vòng một tuần, thế giới chứng kiến những diễn biến chóng mặt trên mặt trận thương mại toàn cầu, khởi nguồn từ quyết định áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4) Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Trung Quốc thông báo sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% kể từ ngày 10/4, tăng từ mức 34% thông báo trước đó, sau khi Mỹ bắt đầu áp thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4.

EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ Nóng: Thuế quan đối ứng của Mỹ với hơn 80 nền kinh tế chính thức có hiệu lực

Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết

Ngày 9/4, mức thuế đối ứng mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đối với hàng chục nền kinh tế thế giới đã chính thức có hiệu lực.

Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ