Những ẩn giấu đằng sau việc đồng nội tệ Malaysia mất giá nghiêm trọng

Trong khủng hoảng tài chính, mọi người đều mong muốn đồng nội tệ của quốc gia mình mạnh lên và điều này đã trở thành một điều dân túy, đặc biệt là ở Malaysia.

Từ đầu năm 2022 tới nay, giá trị đồng ringgit (RM, đồng nội tệ của Malaysia) liên tục giảm so với đồng USD. Ngày 21/9, đồng nội tệ của Malaysia ghi nhận kỷ lục buồn mới khi kết thúc phiên giao dịch sáng với mức quy đổi 1 USD đổi 4,560 RM. Thậm chí, các nhà phân tích vĩ mô toàn cầu của cơ quan nghiên cứu Trading Economics còn dự báo tỷ giá sẽ tiếp tục biến động về mức 4,565 RM đổi lấy 1 USD vào cuối quý 3/2022 và ở sẽ ở mức 4,6281 RM đổi 1 USD trong vòng một năm tới.

Trên tờ New Straits Times, Jamari Mohtar, Tổng biên tập của trang tin điện tử Let's Talk đã phân tích những nhân tố đằng sau sự mất giá của đồng tiền này. Nội dung bài viết như sau:

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, mọi người đều mong muốn đồng nội tệ của quốc gia mình mạnh lên và điều này đã trở thành một điều dân túy, đặc biệt là ở Malaysia khi mà sức ép về cuộc tổng tuyển cử lần thứ 15 ngày càng gia tăng.

Trong kinh tế học, trái ngược với sự mất giá của tiền tệ, Malaysia cần phải rất cẩn thận khi đồng RM đột ngột giảm 20%. Nguyên nhân là do việc mất giá của đồng tiền cũng giống như việc phá giá tiền tệ, có thể dẫn đến tình trạng lạm phát nhập khẩu đối với những quốc gia là nhà nhập khẩu đáng kể.

Một khía cạnh khác khiến người ta cho rằng các chính trị gia đang ủng hộ đồng RM mạnh hơn đã sai lầm là cách nhìn nhận về câu chuyện đồng RM yếu hơn. Không phải là đồng RM đang suy yếu so với tất cả các loại tiền tệ khác, mà chủ yếu là so với đồng đô la Mỹ, đồng tiền dự trữ của thế giới.

Tại Mỹ và châu Âu, các biện pháp trừng phạt lớn được áp đặt liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine không chỉ gây hại cho Nga mà còn khiến giá năng lượng và lương thực tăng đột biến chưa từng có, dẫn đến lạm phát phi mã trong nhiều năm.

Xu hướng lạm phát tăng cao này chỉ có thể được khắc phục từ việc lãi suất cao hơn và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện đang tập trung vào việc tăng lãi suất tích cực.

Gần đây nhất, Fed đã tăng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp và thậm chí giới phân tích trước đó còn cho rằng tổ chức tài chính này có thể sẽ tăng nhiều hơn nữa sau khi một báo cáo của Chính phủ Mỹ cho thấy giá tiêu dùng không giảm như mong đợi vào tháng trước và áp lực giá ngày càng gia tăng.

Quảng cáo

Với việc lãi suất tăng mạnh mẽ, đồng USD chắc chắn sẽ tiếp tục tăng giá so với tất cả các loại tiền tệ khác trong tuần tới, mặc dù Mỹ nhận thức được những chính sách mạnh tay như vậy có thể khiến kinh tế đất nước rơi vào một cuộc suy thoái. Điều này sẽ lây lan và đã lây lan sang phần còn lại của thế giới.

Như vậy, trên thực tế không chỉ đồng RM suy yếu so với đồng USD mà hầu hết tất cả các đồng tiền chủ chốt cũng đều đang giảm giá so với đồng đô la Mỹ, bao gồm cả đồng euro hùng mạnh.

Mặc dù vậy, tại một số thời điểm, dư luận vẫn sẽ đặt câu hỏi liệu Malaysia có phải là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ sự mất giá tiền tệ so với đồng đô la Mỹ hay không.

Theo Bộ trưởng Tài chính Zafrul Aziz, trong khi đồng RM mất giá 7,5% so với đồng bạc xanh kể từ đầu năm 2022, nhiều đồng tiền khác trong khu vực và các nước phát triển cũng giảm giá so với đồng USD.

Thậm chí, Malaysia còn đang ứng phó tốt so với Nhật Bản, Anh và Liên minh châu Âu (EU) vì mức trượt giá của đồng RM là thấp nhất so với tiền tệ của các nền kinh tế này. Đồng thời, đồng tiền của Malaysia cũng mạnh lên so với tiền tệ của các đối tác thương mại khác như Nhật Bản, Anh, EU, New Zealand và Hàn Quốc.

Ngoài ra, việc các nguyên tắc cơ bản về kinh tế tiếp tục được củng cố cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định độ vững chắc của đồng RM. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Malaysia đã tăng trưởng hàng quý, bắt đầu từ quý cuối cùng của năm 2021, trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 3,7% vào tháng 7/2022, mức thấp nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Nền kinh tế Đông Nam Á cũng chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong Chỉ số Sản xuất công nghiệp cùng số liệu thương mại và xuất khẩu bán buôn, bán lẻ.

Tỷ lệ lạm phát của Malaysia cũng có thể kiểm soát được ở mức 2,8% trong giai đoạn tháng 1-7/2022 do các biện pháp kiểm soát giá cả, đặc biệt là thông qua việc cung cấp các khoản trợ cấp gần 80 tỷ RM trong năm 2022.

Mặc dù vậy, cũng có những phản ứng tiêu cực đối với tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Malaysia Zafrul Aziz. Một số ý kiến đã cáo buộc ông Zafrul hạ thấp sự trượt giá của đồng RM, cho rằng xu hướng giảm so với đồng bạc xanh sẽ ảnh hưởng đến người Malaysia khi làm tăng chi phí thực phẩm nhập khẩu.

Tuy nhiên, chi phí thực phẩm nhập khẩu tăng cao đã diễn ra trước khi đồng RM trượt giá, trong khi vấn đề chung của việc tăng giá sinh hoạt là một bài toán lâu dài.

Nhiều chuyên gia nhà kinh tế một mặt khuyến cáo người dân cắt giảm chi tiêu, một mặt khẳng định rằng việc đồng RM trượt giá tạo ra ảnh hưởng không quá lớn đối với cuộc sống hàng ngày của người dân.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Dấu hiệu tích cực mới trước khi Fed ra quyết định lãi suất trong tuần tới

Số liệu lạm phát mà Fed ưu tiên theo dõi tiếp tục giảm trong tháng 6/2024, một dấu hiệu tích cực hơn đối với các nhà hoạch định chính sách trước khi đưa ra quyết định lãi suất trong tuần tới.

Hy vọng Fed cắt giảm lãi suất “níu giữ” giá vàng gần mức cao kỷ lục Phố Wall đổ dồn chú ý vào nhóm cổ phiếu được cho sẽ tăng khi Fed cắt giảm lãi suất nhưng kịch bản trái ngược có thể xảy ra

Hàn Quốc sẽ bãi bỏ thuế thu nhập đối với các khoản đầu tư tài chính

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc cho rằng cải cách thuế là điều cần thiết vì mặc dù đang trên đà phục hồi, nền kinh tế Hàn Quốc vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.

“Ông lớn” Hàn Quốc đề xuất xây tổ hợp tỷ USD ở Hạ Long Luật tài sản ảo mới của Hàn Quốc gây ra cuộc chiến tỷ giá hối đoái tiền điện tử

Nhật Bản 5 năm liên tiếp đứng đầu về nguồn vốn FDI vào Mỹ

Nhật Bản dẫn đầu về số vốn FDI vào Mỹ năm thứ năm liên tiếp trong năm 2023, giữa lúc số vốn đầu tư từ châu Á vào nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng lên mức cao kỷ lục 988,7 tỷ USD.

Nhật Bản đầu tư hơn 1 tỷ USD xây nhà máy pin xe điện giá rẻ tại Tây Ban Nha Áp lực lên đồng yen phản ánh nỗi lo về tăng trưởng tiền lương tại Nhật Bản

Doanh thu ngành công nghiệp K-pop lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ won

Theo báo cáo của Viện Văn hóa & Du lịch Hàn Quốc (KCTI), doanh thu của ngành công nghiệp K-pop ở nước ngoài đã lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ won (khoảng 722,28 triệu USD) trong năm 2023.

Lượng khách của ngành hàng không Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục “Ông lớn” Hàn Quốc đề xuất xây tổ hợp tỷ USD ở Hạ Long

Luật tài sản ảo mới của Hàn Quốc gây ra cuộc chiến tỷ giá hối đoái tiền điện tử

Tính đến ngày 22/7, Korbit cung cấp lãi suất tiền gửi cao nhất trong số năm sàn giao dịch tài sản ảo lớn, với mức lãi suất là 2,5%. Bithumb đứng thứ hai với 2,2%, Upbit với 2,1%, GOPAX với 1,3%.

Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính sớm hoàn thiện khung pháp lý về tài sản ảo Rủi ro và quản lý giám sát tài sản ảo

Giải mã tác động kinh tế-thị trường sau khi Tổng thống Joe Biden rút khỏi chiến dịch tranh cử

Các nhà đầu tư đã đặt cược vào việc ông Donald Trump sẽ trở lại Nhà Trắng trong nhiều tuần qua bằng việc cắt giảm lượng nắm giữ trái phiếu dài hạn của Mỹ và mua bitcoin.

Kinh tế Mỹ sẽ ra sao nếu Fed không cắt giảm lãi suất trong năm nay? IMF điều chỉnh nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ xuống mức 2,6%

Mỹ: Lạm phát giảm sẽ giúp “trấn an” Fed

Triển vọng giảm lãi suất của Fed sẽ là chủ đề nóng trong tuần tới, giữa bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới đón nhận tín hiệu lạm phát hạ nhiệt, trong khi hoạt động kinh tế đang chững lại.

Giá vàng "dè dặt" tăng chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ Chủ tịch Powell bất ngờ tuyên bố FED sẽ hạ lãi suất mà không cần lạm phát về mốc mục tiêu 2%

Sự cố máy tính toàn cầu: Những biến động trên thị trường tiền tệ

Đồng USD lên giá ở phiên giao dịch 19/7, dứt chuỗi giảm giá kéo dài suốt hai tuần, trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về những rủi ro có thể xảy ra do sự cố gián đoạn hệ thống máy tính toàn cầu.

Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ tốt cho doanh nghiệp cả 2 nước Hầu hết thị trường chứng khoán thế giới giảm điểm ngày 19/7 do sự cố máy tính

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản giảm một nửa trong nửa đầu năm 2024 nhờ xuất khẩu tăng mạnh

Dữ liệu của chính phủ Nhật Bản ngày 18/7 cho thấy, thâm hụt thương mại của Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2024 đã giảm hơn một nửa so với năm ngoái xuống còn 3,23 nghìn tỷ Yên (21 tỷ USD), do xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng giúp bù đắp chi phí nhập khẩu tăng

BOJ công bố dữ liệu, nghi vấn Nhật Bản chi tiếp 22 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên Nhật Bản đầu tư hơn 1 tỷ USD xây nhà máy pin xe điện giá rẻ tại Tây Ban Nha

Nghịch lý nền kinh tế lạm phát gần 72% lại có mức tăng trưởng giàu có mạnh nhất thế giới với 157%, vượt xa Mỹ, Nga

Trong bảng xếp hạng mức độ giàu có toàn cầu, quốc gia này vượt xa các nền kinh tế khác trên thế giới. Điều này gây ngạc nhiên vì mức độ lạm phát siêu cao của nước này.

Điều chỉnh nhịp nhàng giữa tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát OPEC nâng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024 lên 2,9%

Fed “bật đèn xanh” hạ lãi suất nếu tình trạng sa thải lao động gia tăng

Một quan chức cấp cao của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết trong bài phát biểu hôm 16/7 rằng ngân hàng trung ương này có thể hạ lãi suất sớm hơn nếu thị trường việc làm hạ nhiệt "quá nhiều".

CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG: Nhà đầu tư chờ đợi phiên điều trần của Chủ tịch Fed Fed tìm cách giúp các “đại gia” ngân hàng tiết kiệm hàng tỷ USD