Những "cá mập" nào đang nắm giữ Vincom Retail?

Theo cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp này, hiện hơn 70% số cổ phần của Vincom Retail thuộc về các cổ đông nội, còn lại là các cổ đông ngoại nắm giữ.

Những "cá mập" nào đang nắm giữ Vincom Retail?

Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/2, cổ phiếu VRE của CTCP Vincom Retail bất ngờ tăng kịch trần lên mức giá 24.500 đồng/cp. Đây cũng là phiên tăng thứ tư liên tiếp của cổ phiếu này. Trong chuỗi tăng nói trên, những người vui nhất chính là các cổ đông của Vincom Retail.

Theo cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp này, hiện hơn 70% số cổ phần của Vincom Retail thuộc về các cổ đông nội, còn lại là các cổ đông ngoại nắm giữ.

screenshot-2024-02-19-162845-7863.png

Trong đó, CTCP Kinh doanh thương mại Sado đang là cổ đông lớn nhất của công ty này khi sở hữu 943,2 triệu cổ phiếu VRE, tương đương 41,5% vốn điều lệ của công ty này. Theo tìm hiểu, Sado là một công ty con do Vingroup (mã chứng khoán VIC) nắm 100% vốn điều lệ.

Vào năm 2020, Vingroup đã tiến hành tái cấu trúc nội bộ khi thực hiện thủ tục tách doanh nghiệp đối với CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị Sài Đồng. Theo đó, Công ty Sài Đồng chuyển một phần cổ phần của các cổ đông hiện hữu cùng tài sản, quyền và nghĩa vụ tương ứng để thành lập một công ty mới. Pháp nhân mới được thành lập là Sado với vốn điều lệ ban đầu ở mức gần 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến tháng 2/2023 vốn điều lệ của công ty đã tăng lên mức 8.693 tỷ đồng, tức gấp 17,3 lần sau 5 năm.

Sado hoạt động chính trong lĩnh vực tư vấn quản lý (không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế và chứng khoán). Ngoài ra, doanh nghiệp còn đăng ký nhiều ngành khác như đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa; dịch vụ hành chính văn phòng tổng hợp; xúc tiến thương mại; hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí...

Doanh nghiệp này bắt đầu sở hữu cổ phiếu VRE kể từ tháng 2/2021 sau khi sáp nhập công ty TNHH Kinh doanh và Phát triển Đô thị Nam Hà Nội. Kể từ tháng 4/2021, Sado đã chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của của Vincom Retail khi nhận chuyển nhượng tiếp 751 triệu cổ phiếu VRE nữa.

Bản thân Vingroup - công ty mẹ của Sado cũng đang nắm giữ trực tiếp 427,8 triệu cổ phiếu VRE, tương đương 18,8% vốn. Như vậy, Vingroup đang giữ tỷ lệ biểu quyết 60,33% tại Vincom Retail.

Quảng cáo

Nhà đầu tư nước ngoài tại Vincom Retail

Về phía các cổ đông nước ngoài, hiện PYN Elite Fund đang là tổ chức sở hữu nhiều cổ phiếu VRE nhất. Cụ thể, quỹ này đang sở hữu khoảng 65,9 triệu cổ phiếu VRE, tương đương 2,9% vốn.

Hồi cuối tháng 12/2023, khoản đầu tư vào Vincom Retail đứng thứ 7 trong danh mục của PYN Elite Fund, chiếm 4,7% NAV. Tuy nhiên, đến tháng 1 năm nay khoản đầu tư này đã không còn xuất hiện trong top 10 khi quỹ này đã giải ngân thêm tiền vào các mã khác.

screenshot-2024-02-19-155535-8886.png

Fubon Asseet Management - quỹ đầu tư quen mặt tại Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc đang sở hữu 1,5% vốn Vincom Retail. Ngoài ra, quỹ ngoại "tỷ đô" Dragon Capital cũng sở hữu hơn 17,8 triệu cổ phiếu VRE, tương đương 0,79% vốn.

screenshot-2024-02-19-160033-4064.png
Tỷ lệ nắm giữ của các tổ chức ngoại tại VRE.Nguồn: Wall Steet Journal

Không thể phủ nhận, VRE vẫn đang là một cổ phiếu tiềm năng với các nhà đầu tư khi nhìn vào kết quả kinh doanh của công ty này. Cụ thể, năm 2023, Vincom Retail ghi nhận doanh thu thuần 9.791 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 4.409 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 33% và 58,8% so với cùng kỳ.

Trong đó, tổng doanh thu thuần hợp nhất quý 4/2023 đạt 2.343 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước nhờ ghi nhận doanh thu bàn giao bất động sản và doanh thu khác, trong khi hoạt động kinh doanh trung tâm thương mại (TTTM) duy trì sự ổn định. Khấu trừ chi phí, Vincom Retail ghi nhận 1.067 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước.

screenshot-2024-01-30-104937-1706586606285807625111-6001.png

Với những kết quả đạt được trong năm 2023, Vincom Retail sẽ tiếp tục tối ưu hóa mô hình vận hành, tìm kiếm và giới thiệu tại các TTTM Vincom các xu hướng tiêu dùng mới. Năm 2024, Vincom Retail dự kiến sẽ khai trương thêm 6 TTTM với tổng diện tích mặt sàn bán lẻ khoảng 160.000 m2, giữ vững vị thế là nhà phát triển bất động sản bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam và khu vực.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Cảnh báo thủ đoạn dụ dỗ tham gia đầu tư tài chính, sàn chứng khoán, tiền ảo

Nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nhằm thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân được tội phạm tiếp tục sử dụng trong thời gian vừa qua. Trong đó nổi lên thủ đoạn: tội phạm tiếp cận người dân đã tham gia, đăng tin, bài trên các hội nhóm, website mua bán, cho thuê bất động sản sau đó dụ dỗ tham gia đầu tư tài chính, sàn chứng khoán, tiền ảo trên không gian mạng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Giá nông sản xuất khẩu tăng, thủ đoạn lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế càng tinh vi Thái Lan thiệt hại hơn 20 triệu USD do lừa đảo trực tuyến Tăng cường phòng ngừa, xử lý lừa đảo công nghệ cao trên không gian mạng

Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Thị trường vẫn duy trì được sắc xanh dù xuất hiện rung lắc trong phiên giao dịch 15/5. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua ròng khá ấn tượng với quy mô đạt trên 900 tỷ đồng, tập trung vào các mã Bluechips.

Thị trường chuẩn bị thế nào trước kháng cự 1.300 điểm? Khối ngoại đổ hơn 2.200 tỷ đồng vào thị trường, VN-Index vượt 1.300 điểm

Khối ngoại đổ hơn 2.200 tỷ đồng vào thị trường, VN-Index vượt 1.300 điểm

Sự xuất hiện của tiền ngoại còn ấn tượng hơn so với phiên giải ngân hôm qua. Trong đó, các mã Ngân hàng đã hưởng lợi tích cực nhờ lực mua tốt của các nhà đầu tư nước ngoài giúp cho VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.

TCB lập đỉnh thời đại, thị trường tăng điểm ngay đầu tuần mới Rổ chỉ số thị trường cận biên lớn nhất của MSCI thêm mới TPBank và Gemadept, loại Petrolimex

Rổ chỉ số thị trường cận biên lớn nhất của MSCI thêm mới TPBank và Gemadept, loại Petrolimex

Tại ngày 30/4, Việt Nam vẫn là quốc gia chiếm tỷ trọng cao nhất trong rổ chỉ số của MSCI Frontier Market Index với tỷ lệ 23,23%. Trong top 10 cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao nhất, Việt Nam cũng góp mặt tới 3 đại diện là HPG, VIC và VHM.

MSCI đánh giá cao các giải pháp của UBCK trong thúc đẩy nâng hạng thị trường

Cổ phiếu Bất động sản, Chứng khoán giao dịch hứng khởi ngày Vinpearl chào sàn

Thị trường chứng khoán đã duy trì được sắc xanh và còn ghi nhận động thái mua ròng gần 1.000 tỷ đồng. Hiện VN-Index chỉ còn cách mốc 1.300 điểm chưa đến 7 điểm.

Thị trường chuẩn bị thế nào trước kháng cự 1.300 điểm? Vinpearl tăng kịch biên độ, vốn hóa lọt top 10 doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán

Cổ phiếu của một số doanh nghiệp tư nhân lớn là đầu tàu, trụ đỡ cho thị trường chứng khoán

Theo bà Cao Thị Ngọc Quỳnh - Giám đốc Khối Khách hàng Tổ chức, Công ty CP chứng khoán VNDIRECT, diễn biến hiện tại cho thấy cổ phiếu của một số doanh nghiệp tư nhân lớn thực sự là đầu tàu và trụ đỡ cho thị trường chứng khoán.

Nghị quyết 68: "Cải cách đột phá tạo nền tảng phát triển mới cho kinh tế tư nhân" VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn

Chứng khoán MBS đã chuẩn bị xong hồ sơ cho đợt tăng vốn mới năm 2025

HĐQT của CTCP Chứng khoán MB (MBS) đã thông qua bộ hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng và sẽ triển khai đợt tăng vốn mới sau khi được UBCK chấp thuận.

Bóng dáng Dragon Capital trong các đợt phát hành riêng lẻ của Chứng khoán Vietcap và MBS Chứng khoán MBS mở rộng dư nợ thêm hơn 1.000 tỷ đồng

TCB lập đỉnh thời đại, thị trường tăng điểm ngay đầu tuần mới

Tâm lý khởi sắc nhờ các thông tin đàm phán Mỹ Trung giúp cho hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm. Nhóm cổ phiếu lớn như TCB, VIC cũng ghi nhiều dấu ấn đáng chú ý.

ĐHĐCĐ Techcombank: Khẳng định sẽ đạt các mục tiêu đề ra nhờ nền tảng vững chắc, dự kiến IPO TCBS trong năm nay Thị trường chuẩn bị thế nào trước kháng cự 1.300 điểm?