Nhu cầu nhập khẩu gạo từ Philippines tăng mạnh

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Philippines (DA), nhập khẩu gạo của nước này từ tháng 1-8/2024 đạt tổng cộng 2,8 triệu tấn, cao hơn 19% so với mức 2,3 triệu tấn cùng kỳ năm 2023.

vna-potal-tong-thong-philippines-bac-de-xuat-giam-thue-nhap-khau-gao-stand-20240908204859.jpg
Người dân mua gạo tại khu chợ tại Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN

* Nhu cầu nhập khẩu gạo từ Philippines tăng mạnh

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Philippines (DA), nhập khẩu gạo của nước này từ tháng 1-8/2024 đạt tổng cộng 2,8 triệu tấn, cao hơn 19% so với mức 2,3 triệu tấn cùng kỳ năm 2023.

Trong báo cáo mới nhất, Cục Thực vật Philippines (BPI) thuộc DA cho biết chỉ riêng trong tháng 8/2024, lượng gạo nhập khẩu của quốc gia này đã tăng lên 296.350 tấn từ mức 167.403 tấn của tháng 7/2024. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn mức trung bình hàng tháng là 400.000 tấn được ghi nhận trong những tháng trước đó.

Trong một lưu ý tích cực, Trợ lý Bộ trưởng Nông nghiệp và phát ngôn viên Arnel de Mesa cho biết giá gạo đã giảm. Ông nói: "Chúng tôi thấy giá ở mức khoảng 45 peso (0,8 USD)/kg đối với cả gạo thường và gạo xay xát kỹ. Ở một số khu vực, mức giá thậm chí chỉ là 42 peso".

Việt Nam vẫn là nguồn cung cấp lương thực hàng đầu của Philippines, với khối lượng vận chuyển lên đến hơn 2,17 triệu tấn, chiếm khoảng 77% tổng lượng nhập khẩu của quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn từ tháng 1-8/2024. Theo sau là Thái Lan, Pakistan và Myanmar.

Năm 2023, tổng lượng gạo nhập khẩu của quốc gia Đông Nam Á đạt 3,6 triệu tấn, giảm 5,9% từ mức cao kỷ lục 3,82 triệu tấn của năm 2022. Đối với năm 2024, DA dự kiến lượng gạo nhập khẩu sẽ không vượt khối lượng của năm ngoái.

* Myanmar thu về 353 triệu USD từ xuất khẩu gạo

vna-potal-myanmar-tang-cuong-xuat-khau-gao-trong-nhung-thang-toi-stand-20240908204634.jpg
Công nhân Myanmar chuyển gạo lên xe tải tại Yangon. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Quảng cáo

Theo số liệu từ Liên đoàn gạo Myanmar (MRF), nước này đã xuất khẩu 718.281 tấn gạo và gạo tấm trong 5 tháng đầu tiên của năm tài chính 2024-2025, bắt đầu từ tháng 4/2024.

Theo báo cáo của MRF, quốc gia Đông Nam Á đã thu về 353 triệu USD từ hoạt động xuất khẩu gạo. Trong tổng số đó, 207.369 tấn gạo và gạo tấm đã được xuất khẩu trong tháng 8, tạo ra doanh thu 97 triệu USD.

Trong giai đoạn 5 tháng này, Myanmar đã xuất khẩu gạo và gạo tấm qua cả đường biển và đường bộ đến hơn 30 quốc gia, bao gồm Indonesia, Trung Quốc, Philippines, Hà Lan và Bỉ, MRF cho biết.

Theo Liên đoàn gạo Myanmar, trong năm tài chính 2023-2024 trước đó, Myanmar đã xuất khẩu hơn 1,6 triệu tấn gạo và gạo tấm, thu về hơn 845 triệu USD.

* Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ gạo chính của Campuchia

vna-potal-campuchia-xuat-khau-gao-7-thang-dau-nam-giam-gan-19000-tan-so-voi-cung-ky-151741640-stand-20211004210035.jpeg
Gạo Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Campuchia đã xuất khẩu 412.023 tấn gạo trong tám tháng của năm 2024, thu về tổng cộng 305 triệu USD, Liên đoàn gạo Campuchia cho biết trong một thông cáo báo chí.

53 công ty đã vận chuyển gạo từ Campuchia đến 65 quốc gia và khu vực trong giai đoạn từ tháng 1-8/2024. Thông cáo cho biết thêm Trung Quốc tiếp tục là một trong những thị trường tiêu thụ chính.

Campuchia đã xuất khẩu 77.792 tấn gạo sang Trung Quốc trong giai đoạn nêu trên, thu về tổng doanh thu gần 48,9 triệu USD.

Thứ trưởng ngoại giao và Người phát ngôn của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia Im Rachna cho biết Trung Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ chính đối với các sản phẩm nông nghiệp của Campuchia.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ chạm đáy 17 tháng

Một đại lý có trụ sở tại New Delhi thuộc một công ty thương mại toàn cầu cho biết các nhà xuất khẩu trong tuần này đã điều chỉnh giá vì cân nhắc đến xu hướng suy giảm của đồng rupee.

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ ổn định gần mức thấp nhất trong 15 tháng Xuất khẩu gạo của Ấn Độ vượt 1 tỷ USD trong tháng 10 vừa qua

Chính phủ Nga thông báo gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo thêm sáu tháng

Theo thông báo, lệnh cấm của Nga không áp dụng đối với xuất khẩu gạo sang các nước thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu (gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan), vùng Nam Ossetia và Abkhazia.

Nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới tuyên bố động thái ‘bất ngờ’, Nga thêm áp lực giữa lệnh trừng phạt Giá dầu Nga vượt mức trần của phương Tây

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống