Nhóm yếu thế sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ dịch chuyển xanh

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định, tăng trưởng xanh mang đến lợi ích dài hạn và nếu càng làm sớm càng có hiệu quả, hạn chế rủi ro sẽ càng tốt hơn.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo thống kê, 37 tỷ tấn là lượng CO2 phát thải toàn cầu năm 2022 - mức cao nhất kể từ năm 1900. Không đơn thuần là câu chuyện về môi trường, giảm phát thải - trung hoà carbon còn là mục tiêu chung hướng đến nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Chuyển dịch xanh không chỉ là xu hướng mà đã trở thành cam kết của nhiều nền kinh tế và các doanh nghiệp. Không một quốc gia nào có thể đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 - "Net Zero" nếu không có sự chuyển dịch cục bộ và toàn diện.

Việc kết hợp các nguồn lực công tư hướng đến giảm phát thải ròng và hỗ trợ pháp lý chính sách như thế nào cũng như định hướng của chính phủ liên quan đến vấn đề này ra sao, những đề tài đó đã được giải quyết trong hội thảo "Net Zero - Chuyển dịch Xanh" được tổ chức mới đây bởi VTV.

Cần có cam kết mạnh mẽ từ trên xuống dưới với tất cả các cấp, ngành

Ông Keiju Mitsuhashi, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách năng lượng tại Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), cho biết theo kinh nghiệm quốc tế trong việc theo đuổi chính sách năng lượng xanh, cần có cam kết mạnh mẽ từ trên xuống dưới, tất cả các cấp, các ngành.

Bên cạnh đó cần chính sách dài hạn, dễ dự báo, nhất quán, và có thể thực hiện được, chính sách phải bao trùm thông qua tham vấn các bên liên quan, thúc đẩy cạnh tranh, đổi mới về tài chính và công nghệ mới

Ông Keiju Mitsuhashi nhấn mạnh gần đây Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Quy hoạch điện VIII để tăng cường chuyển dịch năng lượng xanh. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức với Việt Nam trong bối cảnh nhu cầu về năng lượng gia tăng.

Chuyển dịch năng lượng là chuyển sang các năng lượng thay thế như gió, mặt trời. Năng suất các nguồn năng lượng này hy vọng sẽ tăng trưởng 48%. Nguồn năng lượng sẵn có và năng lượng thay thế cũng đều rất quan trọng.

"Chuyển dịch năng lượng cần trách nhiệm của toàn xã hội. Đó còn là đào tạo kỹ năng, xây dựng công nghệ để đáp ứng chuẩn tiết kiệm năng lượng", ông Mitsuhashi nhấn mạnh.

Để thực hiện thành công Quy hoạch điện VIII, ADB khuyến nghị Việt Nam cần phân quyền ra quyết định và tăng cường trách nhiệm giải trình. Phát triển các dự án khả thi vay vốn ngân hàng và tăng cường môi trường đầu tư thuận lợi.

Bên cạnh đó huy động các nguồn tài chính nước ngoài, ngân sách và vốn tư nhân. Thúc đẩy thị trường cạnh tranh hướng tới cải cách thị trường điện bán buôn, phát triển thị trường điện bán lẻ và thị trường dịch vụ phụ trợ. Tiến hành dự án thí điểm với các công nghệ và cơ chế mới.

Về cơ chế tài chính, đại biểu ADB đã nêu ra một số cơ chế như các nguồn tài chính công và tư; đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP); sử dụng nguồn vốn công để xúc tác cho nhiều nguồn tư nhân hơn: tài trợ hỗn hợp, các sản phẩm bảo lãnh; giao dịch carbon và trái phiếu xanh.

Sẽ có chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

Phát biểu tại Tọa đàm "Đòn bẩy chính sách", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện đang là đơn vị chắp bút cho Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

Về chiến lược này, bà Ngọc nhấn mạnh, việc phát triển bền vững đến từ khía cạnh hiệu quả. Nếu chúng ta không chú ý đến môi trường, phát triển bền vững, chúng ta sẽ chịu tác động rất xấu tới người dân, doanh nghiệp, vượt quá lợi ích kinh tế mà các giai đoạn trước mang lại.

Thứ trưởng nhấn mạnh tăng trưởng xanh là vấn đề thách thức của toàn bộ hệ thống chính trị, ô nhiễm môi trường thực ra không xuất phát chỉ từ sản xuất mà còn từ quá trình tiêu dùng. Định hướng Net Zero vào năm 2050 khó trở thành hiện thực nếu không có sự thay đổi toàn diện về mục đích, tư duy sản xuất tiêu dùng dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ.

Thủ tướng Chính phủ ban hành 10 định hướng chiến lược với các nhóm ngành chiến lược, kế hoạch hành động tăng trưởng xanh quốc gia đã được chính phủ phê duyệt. Điểm nhấn khác của tăng trưởng xanh là cần phải cân bằng và hài hòa giữa mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và hướng đến phát triển kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Bà Ngọc bày tỏ hoàn toàn đồng tình với thông điệp của chương trình rằng đây là nhiệm vụ chính trị của Chính phủ và của cả người dân.

"Sự quản trị tổng thể của Chính phủ mang tính cốt lõi xem chúng ta có thể phát triển bền vững hay không. Mục tiêu Net Zero phải có sự thay đổi hoàn toàn về nhận thức, tư duy hoạch định chính sách, lượng hóa chuyển đổi theo đổi mới sáng tạo", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ.

Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh có 10 định hướng chiến lược với các ngành, lĩnh vực cùng 8 nhóm giải pháp. Kế hoạch hành động Tăng trưởng Xanh quốc gia cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 134 hoạt động cụ thể. Trong đó nhấn mạnh giải pháp ưu tiên, khả thi, sẵn sàng nguồn lực, đồng lợi ích và có khả năng lan tỏa thay vì các phương án chỉ khả thi về kinh tế.

Một điểm nhấn nữa của tăng trưởng xanh là cân bằng và hiệu quả, theo đó chiến lược này nhằm thay đổi cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

"Đây là những lợi ích mang tính dài hạn. Chúng ta càng làm sớm, càng hiệu quả và rủi ro càng thấp. Chúng tôi đã lượng hóa, bổ sung chính sách, dự báo lượng CO2 phát thải theo kịch bản tối ưu và hiệu quả. Hạn chế phát thải khi chúng ta tăng trưởng nhanh cần các giải pháp công nghệ công trình và phi công trình", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc - Ảnh: Long Trần
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc - Ảnh: Long Trần

Thứ trưởng khẳng định tăng trưởng xanh mang đến lợi ích mang tính dài hạn và nếu càng làm sớm càng có hiệu quả thì hạn chế rủi ro sẽ càng tốt hơn. Chiến lược tăng trưởng xanh đã lượng hóa, hệ thống hóa, bổ sung chính sách từ sản xuất đến tiêu dùng, tính toán loại bỏ phát thải Co2 trong không khí theo lộ trình hiệu quả. Cần phải đổi mới công nghệ, thực hiện giải pháp công trình và phi công trình. Ưu đãi hỗ trợ đầu tư và đặc biệt ưu tiên giám sát cần phải có sự điều chỉnh phù hợp. Nhóm yếu thế sẽ được hưởng lợi hơn tất cả trong quá trình dịch chuyển xanh, nó đúng theo mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” của chính phủ.

Để thực hiện xanh hóa các ngành kinh tế, Chiến lược Tăng trưởng Xanh cũng hướng đến áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Dự kiến tháng 12 này, Bộ Tài nguyên & Môi trường sẽ trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định về kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang chủ trì tiến hành nghiên cứu, xây dựng một bộ tiêu chí khoa học về phân loại xanh quốc gia, là cơ sở lựa chọn các dự án đầu tư, cũng như lượng hóa, đánh giá tiến bộ của tăng trưởng xanh.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, để triển khai tăng trưởng xanh cần bộ tiêu chí phân loại xanh quốc gia để làm cơ sở thực hiện. Đến năm 2022, đã có 30 quốc gia xây dựng bộ tiêu chí xanh.

Đối với Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng bộ tiêu chí phân loại xanh quốc gia hài hòa về nhiều yếu tố, trong đó lựa chọn các dự án đầu tư xanh, huy động nguồn lực trong nước và quốc tế, giúp lượng hóa tiến độ tăng trưởng xanh. Nhờ đó các dự án xanh có điều kiện nguồn tiếp cận tài chính xanh, chính sách ưu đãi mới.

"Bộ tiêu chí nếu không mang tính bao trùm, thông lệ quốc tế sẽ rất khó huy động nguồn lực. Trong thời gian tới, chúng tôi kỳ vọng ban hành chi tiết các lĩnh vực, dự án phù hợp định hướng tăng trưởng xanh. Đây là những định hướng, tiêu chuẩn phù hợp thông lệ quốc tế. Trên cơ sở này, các bộ ngành sẽ xây dựng tiêu chuẩn của từng bộ ngành" – bà Ngọc chia sẻ.

Cần đến chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước

Về kế hoạch này, ông Nguyễn Đình Thọ – Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên & Môi trường cho biết, quan điểm quốc gia tập trung trong Luật Bảo vệ môi trường, trong đó kinh tế tuần hoàn nhằm mục tiêu giảm thiểu sử dụng nguyên nhiên vật liệu hóa thạch, kéo dài vòng đời sản phẩm và vật liệu, giảm phát thải, rác thải ra môi trường.

Để thực hiện mục tiêu nói trên, Nhà nước xây dựng chính sách khuyến khích về ưu đãi đất đai, khuyến khích doanh nghiệp tham gia chuyển đổi xanh. Thứ 2, lấy doanh nghiệp làm trọng tâm, sáng tạo, tích hợp vào sản xuất, tiêu dùng bền vững. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Cuối cùng, huy động nguồn lực quốc tế để thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Để thực hiện xanh hóa các ngành kinh tế, Chiến lược Tăng trưởng Xanh cũng hướng đến áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Dự kiến tháng 12 này, Bộ Tài nguyên & Môi trường sẽ trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định về kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn.

Bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), cho biết cùng với nguồn lực của nhà nước, FDI, nguồn vốn của doanh nghiệp và người dân thì nguồn tín dụng từ ngân hàng là rất quan trọng cho phát triển kinh tế cũng như tăng trưởng xanh.

Bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) - Ảnh: Long Trần
Bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) - Ảnh: Long Trần

Thực hiện chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh, ngành ngân hàng cũng như Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng các chương trình hành động trong toàn hệ thống. Đặc biệt trong quá trình điều hành NHNN đã có những giải pháp đến toàn bộ hệ thống tín dụng để làm sao hướng dòng vốn ưu tiên cho vay với các dự án xanh.

"Năm 2017 khi bắt đầu thống kê các nguồn lực tín dụng đầu tư cho các dự án xanh thì chỉ nhận được báo cáo của 15 tổ chức tín dụng với quy mô khiêm tốn. Song ở thời điểm hiện tại đã có 40 tổ chức tín dụng báo cáo có tài trợ cho các dự án xanh với quy mô trên 500.000 tỷ đồng – chiếm trên 4% tổng dư nợ của nền kinh tế, cũng như đạt tốc độ tăng trưởng trên 20%", bà Giang chia sẻ.

Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cũng thừa nhận hiện các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn trong quá trình thẩm định các dự án xanh (mang nhiều yếu tố kỹ thuật, môi trường chuyên ngành). Hiện Thủ tướng Chính phủ đang giao NHNN xây dựng ban hành một danh mục cũng như tiêu chí xanh.

Điều này sẽ có hữu ích rất nhiều giúp cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng cơ chế chính sách, ưu đãi đầu tư cho các dự án xanh. Với ngành ngân hàng thì đây sẽ là nguồn tài liệu, bộ tiêu chí cho các ngân hàng thương mại thẩm định, đối chiếu xem xét quyết định cấp tín dụng.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Chat với BizLIVE