Nhờ khối ngoại ưu ái, 39 triệu cổ phiếu MB được trao tay

Cổ phiếu MBB của Ngân hàng Quân đội vươn lên dẫn dắt nhóm Ngân hàng khi được khối ngoại ưu ái trong phiên hôm nay (13/6).

Ảnh minh họa

Ngày 13/6, cổ phiếu MBB có phiên giao dịch bùng nổ khi có tới gần 39 triệu cổ phiếu được trao tay - mức cao nhất trong gần 2 tháng trở lại đây, với tổng giá trị giao dịch đạt 913 tỷ đồng.

Đây là phiên thứ hai liên tiếp cổ phiếu này được khối ngoại gom mạnh khi mua ròng gần 6,6 triệu cổ phiếu, giá trị 154 tỷ đồng.

Trước đó, đóng phiên 12/6 nhà đầu tư nước ngoài cũng có động thái gom mạnh cổ phiếu MBB khi mua ròng hơn 6 triệu cổ phiếu, giá trị 135 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch, cổ phiếu MBB đứng ở mức 23.550 đồng/cổ phiếu, tăng 1,95% so với phiên trước. Đây cũng là mức giá cao nhất trong gần 2 tháng qua của cổ phiếu này.

Quảng cáo

Cổ phiếu MBB tăng cao nhất trong vòng gần 2 tháng qua.

Về kết quả kinh doanh, kết thúc quý I/2024, MBB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 5.795 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận ngân hàng đi xuống trong quý đầu năm là sự sụt giảm lợi nhuận của mảng tín dụng và tăng trích lập chi phí dự phòng. Báo cáo cho thấy, thu nhập lãi thuần kỳ này chỉ đạt 9.062 tỷ đồng, giảm 11,4% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, chi phí dự phòng của ngân hàng đã tăng 46,4% so với cùng kỳ, ở mức 2.707 tỷ đồng đã kéo lùi lợi nhuận trước thuế.

Việc ngân hàng tăng mạnh trích lập dự phòng diễn ra trong bối cảnh số dư nợ xấu của ngân hàng đã tăng tới 56% chỉ sau ba tháng đầu năm, lên 15.294 tỷ đồng, trong đó, nợ nhóm 5 tăng gấp đôi lên 6.048 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu/cho vay của ngân hàng theo đó tăng lên 2,49%, so với mức 1,6% hồi đầu năm. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng giảm từ mức 117% xuống còn 80,1%.

Tại ngày 31/3, tổng tài sản của MB đạt 900,6 nghìn tỷ đồng, giảm 4,7% so với đầu năm. Trong đó, sự sụt giảm chủ yếu diễn ra ở số dư tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (giảm 82%), chứng khoán kinh doanh (giảm 30,9%) và chứng khoán đầu tư (giảm 5,7%). Cho vay khách hàng vẫn tăng nhẹ 0,7%, lên 615.317 tỷ đồng trong khi tiền gửi khách hàng giảm 1,5%, phát hành giấy tờ có giá giảm gần 19%.

Trong một diễn biến khác, MB vừa công bố kế hoạch thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5% (một cổ phiếu nhận 500 đồng). Theo đó, ngày chốt danh sách cổ đông để nhận cổ tức là 24/5/2024. Thời gian thực hiện chi trả cổ tức là từ ngày 14/6.

Trước đó, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của MB đã thông qua kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 20%, trong đó ngân hàng dành 2.653 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền, tỷ lệ chia là 5% và dành 7.959 tỷ đồng để chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong hoạt động ngân hàng: Cần thêm những hướng dẫn chi tiết

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng sâu rộng, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Với quy định mới này, vai trò tham gia của các tổ chức tín dụng được xác định ra sao? Những rào cản nào cản trở áp dụng cơ chế này trong thực tiễn hoạt động?

Thủ tướng chỉ đạo sớm trình Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu

Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu

Từ ngày 19/5/2025, các ngân hàng tham gia phương án tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém sẽ được phép nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên tối đa 49%, thay vì mức 30% như trước đây. Đây được xem là cú huých lớn giúp HDBank, MBBank và VPBank tăng khả năng huy động vốn, duy trì đà tăng trưởng tài sản mạnh mẽ trong bối cảnh nhu cầu vốn bổ sung ngày càng cấp thiết.

Nới room ngoại lên 49%: Ngân hàng nào sẽ “nổ phát súng” đầu tiên? Cuộc đua phá kỷ lục của cổ phiếu Ngân hàng đã trở lại Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

Tài chính xanh – Xu hướng toàn cầu và cơ hội cho Việt Nam

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức sống còn đối với nhân loại, tài chính xanh đã nổi lên như một xu hướng tất yếu trong việc tái cấu trúc các dòng vốn đầu tư.

WEF 2023: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự đối thoại về tài chính xanh HDBank đạt 13.017 tỷ lợi nhuận, đẩy mạnh tài chính xanh và chuyển đổi số toàn diện Thúc đẩy tài chính xanh