Nhìn lại chương trình kinh tế Abenomics sau một thập kỷ

Abenomics đưa ra các chính sách mạnh mẽ, phù hợp với tình hình tài khóa và tiền tệ của Nhật Bản vào thời điểm đó như tăng kích thích tài chính và tiền tệ thông qua chi tiêu của chính phủ.

Sự ra đi bất ngờ của cựu Thủ tướng Abe Shinzo sau vụ ám sát gây chấn động đã khiến thế giới bàng hoàng. Ông là thủ tướng tại vị lâu nhất của Nhật Bản, người đã xoay chuyển nền kinh tế Nhật Bản khỏi tình trạng suy thoái thông qua các chính sách kinh tế được gọi là “Abenomics.”

Theo giới quan sát, những cải cách mà ông Abe thúc đẩy khi còn đương nhiệm có thể sẽ vẫn định hình nền kinh tế Nhật Bản trong nhiều năm tới.

Abenomics là gì?

Abenomics là các chính sách kinh tế được cố Thủ tướng Abe đưa ra khi ông lên nắm quyền lần thứ hai vào năm 2012. Chương trình có ba “mũi tên” với mục tiêu đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng trì trệ kinh tế: chính sách tài khóa linh hoạt, mở rộng chính sách tiền tệ và cải cách cơ cấu.

Thông qua Abenomics, ông Abe muốn tăng nguồn cung tiền của đất nước, tăng khả năng cạnh tranh của Nhật Bản thông qua các cải cách rộng rãi và tăng chi tiêu của chính phủ.

Tờ The Economist đã định nghĩa các chính sách này là "sự kết hợp giữa tăng phát, chi tiêu của chính phủ và một chiến lược tăng trưởng được thiết kế để đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng đình trệ đã kéo dài hơn hai thập kỷ."

Abenomics đưa ra các chính sách mạnh mẽ, phù hợp với tình hình tài khóa và tiền tệ của Nhật Bản vào thời điểm đó như tăng kích thích tài chính và tiền tệ thông qua chi tiêu của chính phủ.

Một khía cạnh đặc biệt khác của Abenomics là các chính sách bất bình thường của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ).

Với Abenimics, BoJ đã cung cấp lãi suất âm cho các khoản vay ngắn hạn, giúp việc vay và chi tiêu trở nên rẻ hơn cho các công ty cũng như người tiêu dùng. Cũng nhờ chính sách của BoJ, đồng yen Nhật Bản đã giảm so với đồng USD và hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của nước này.

Những thành tựu và hạn chế

Việc triển khai Abenomics đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ như đưa nền kinh tế lớn thứ ba thế giới thoát khỏi vòng xoáy giảm phát, đưa tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp nhất trong 26 năm và tạo ra giai đoạn tăng trưởng liên tục dài thứ 2 trong lịch sử thời hậu chiến cho Nhật Bản với 71 tháng tăng trưởng liên tiếp.

Trong thời gian Thủ tướng Abe nắm quyền, chỉ số Nikkei đã tăng gấp đôi, từ 10.000 điểm vào tháng 12/2012 lên hơn 20.000 điểm. Điều này phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư vào các chính sách kinh tế của Chính phủ Nhật Bản.

ttxvn-kinh-te-nhat-2609-5640.jpg

Người dân di chuyển trên một đường phố ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong nhiệm kỳ này, Thủ tướng Abe cũng chủ trương mở cửa với các lao động, nhà đầu tư và khách du lịch nước ngoài nhiều hơn bao giờ hết, đồng thời chứng minh rằng một nền kinh tế phát triển vẫn có thể tăng trưởng bất chấp việc dân số ngày càng giảm và già hóa.

Nhờ vậy, số lượng người nước ngoài ở Nhật Bản đã liên tục tăng trong 8 năm liên tiếp, từ hơn 2,033 triệu người năm 2012 lên 2,933 triệu người vào năm 2019. Bên cạnh đó, trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, du lịch là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp lớn cho kinh tế Nhật Bản.

Trong giai đoạn 2013-2019, số lượng du khách nước ngoài tới Nhật Bản đã liên tục phá đỉnh và đạt mức cao nhất là 31,88 triệu lượt khách vào năm 2019.

Một thành tích nổi bật trong hồ sơ của ông Abe là là sự cải thiện trong sức khỏe tài chính của Nhật Bản. Những cải cách đối với quản trị doanh nghiệp đã khuyến khích các công ty có nhiều hoạt động thân thiện với cổ đông hơn, đồng thời thúc đẩy thu hẹp mạng lưới sở hữu chéo cổ phần đã lỗi thời.

Những thay đổi đó, cùng với sự sụt giảm của đồng yen, đã thúc đẩy thu nhập của công ty lên mức kỷ lục. Môi trường thân thiện hơn với các nhà đầu tư cũng giúp nâng cao mức độ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nhật Bản. Năm 2020, đầu tư trực tiếp vào Nhật Bản tương đương 1,2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mức cao nhất từng được ghi nhận.

Quảng cáo

Thị trường lao động cũng đã có những cải thiện đáng kể. Tỷ lệ có việc làm của phụ nữ trong độ tuổi lao động tại Nhật Bản - vốn khá thấp theo tiêu chuẩn của các nền kinh tế tiên tiến - đã tăng nhanh chóng dưới thời ông Abe lên mức 72%.

Con số này cao hơn 10 điểm phần trăm so với mức mà ông Abe được thừa hưởng khi bắt đầu nắm quyền, đồng thời cao hơn 6 điểm phần trăm so với tỷ lệ của Mỹ.

Tuy nhiên, Abenomics không phải không có những hạn chế.

Dù Nhật Bản ghi nhận chuỗi tăng trưởng kinh tế kéo dài tới 71 tháng khi ông Abe còn tại vị, mục tiêu mở rộng quy mô nền kinh tế lên 600.000 tỷ yen (4.200 tỷ USD) trên danh nghĩa vẫn còn xa vời.

Mục tiêu lạm phát 2% do BoJ đề ra cũng trong tình trạng tương tự. Mức tăng lương tiếp tục chỉ ở mức tối thiểu, một phần do năng suất thấp và tốc độ tăng trưởng kinh tế tiềm năng đã giảm xuống dưới 1%.

Việc đồng yen yếu hơn - vốn là một sản phẩm phụ của chính sách tiền tệ nới lỏng của BoJ và các doanh nghiệp xuất khẩu hoan nghênh - đã trở nên nghiêm trọng đến mức Thủ tướng đương nhiệm Fumio Kishida phải nói rằng tốc độ suy yếu nhanh chóng của đồng yen là một trong những "cuộc khủng hoảng" quốc gia này đang đối mặt.

ttxvn-kinh-te-nhat-2609-3-1549.jpg

Việc đồng yen yếu là một trong những "cuộc khủng hoảng" quốc gia này đang đối mặt. Ảnh: AFP/TTXVN

Bên cạnh đó, mặc dù đại dịch COVID-19 bùng phát kể từ năm 2020 là một đòn giáng bất ngờ, nặng nề đối với không chỉ Nhật Bản mà cả thế giới, sự phụ thuộc quá nhiều vào chính sách tiền tệ nới lỏng và chi tiêu tài khóa đã khiến kinh tế Nhật Bản vẫn vật lộn để tìm ra con đường tăng trưởng dài hạn.

Nền tảng cho kinh tế Nhật Bản giai đoạn tiếp theo

Dù vậy, các quan chức trong chính quyền của ông Kishida hiện ít nói về việc từ bỏ Abenomics mà nhiều hơn về việc xây dựng từ di sản của nó. Khi Hội đồng về Chủ nghĩa Tư bản Mới của ông Kishida tiết lộ các tài liệu liên quan tới chương trình kinh tế New Capitalism vào tháng Năm, họ kết luận rằng chiến lược này vẫn sẽ tuân thủ khuôn khổ “ba mũi tên” của Abenomics.

Chiến lược sẽ tập trung vào yêu cầu các công ty phải triển khai lượng tiền mặt dư thừa của họ thông qua tăng lương cho nhân viên hoặc đầu tư cho tư liệu sản xuất. Mức lương trì trệ là một điểm yếu lớn nhất của Abenomics.

Tính tới tháng 5/2022, mức lương trung bình của Nhật Bản là khoảng 266.000 yen (1.940 USD) mỗi tháng. Con số này hầu như không nhúc nhích trong một thập kỷ và thậm chí đã giảm trong điều kiện thực tế. Ngoài ra, hầu hết sự gia tăng về việc làm của nữ giới chủ yếu trong các công việc bán thời gian, vốn hay bị trả lương thấp.

Đây là lĩnh vực mà ông Kishida có thể đưa ra nhiều sáng kiến. Đáng tiếc, cách tiếp cận của ông đối với vấn đề này cho đến nay rất ít khác biệt so với cách tiếp cận của ông Abe.

Chính sách tài khóa là một lĩnh vực khó khăn đối với ông Abe và nhiều khả năng vẫn là một thách thức đối với ông Kishida. Hai đợt tăng thuế tiêu dùng vào năm 2014 và 2019 của Nhật Bản - tuy được lên kế hoạch từ lâu - lại khiến chính sách tài khóa trở thành lực cản cho sự phục hồi kinh tế hơn là lực đẩy.

Chi tiêu dưới thời ông Abe cũng không linh hoạt như nhãn của mũi tên đầu tiên đã đề xuất. Sau khi rời nhiệm sở, ông Abe đã thuyết phục đảng Dân chủ Tự do (LDP) giảm nhẹ cam kết cân bằng ngân sách sơ cấp (không bao gồm chi phí trả nợ) vào năm 2025. Nhưng ông Kishida được cho là lo ngại hơn về tính bền vững của tài khóa.

Đáng chú ý, sự ủng hộ của ông Abe đối với một chính sách tiền tệ mang tính kích thích hơn có sức ảnh hưởng vượt ngoài nhiệm kỳ của ông, nhưng đi kèm với những tác động trái chiều.

Việc mua một lượng lớn trái phiếu cùng chính sách ấn định trực tiếp lợi suất của trái phiếu chính phủ có thể đã giúp ngăn Nhật Bản khỏi tình trạng giảm phát trở lại, nhưng không thể kích thích lạm phát hoặc tăng trưởng thu nhập danh nghĩa như mong muốn.

Khi lạm phát tăng trên toàn cầu, BoJ sẽ thấy khó duy trì chính sách hiện thời. Nhưng ông Kishida có thể sẽ chọn một ứng cử viên muốn tiếp tục chính sách này khi Thống đốc BoJ đương nhiệm Kuroda Haruhiko rời nhiệm sở vào tháng 4/2023.

Theo một số nhà quan sát, các điều kiện toàn cầu hiện thời có thể thúc đẩy ông Kishida thay đổi và có sự khác biệt so với người tiền nhiệm, đặc biệt khi mối quan tâm về kỷ luật tài khóa đang ngày càng gia tăng trong bối cảnh lãi suất tăng cao. Nhưng sự khác biệt giữa cách tiếp cận của ông Abe và ông Kishida hiện nay có vẻ là về mức độ hơn là thực chất. Đáng chú ý, sự tập trung của ông Kishida vào tăng trưởng tiền lương có thể làm gia tăng những thành công của Abenomics nếu được theo đuổi đúng cách.

Nhìn chung, giới quan sát đánh giá dù còn thiếu sót, những “mũi tên chính sách” của ông Abe sẽ vẫn là vũ khí quan trọng cho kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn tới.

Theo Vietnam+ Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 7 tháng

Trung Quốc ngày 20/5 đã cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với các lãi suất cho vay chủ chốt, trong bối cảnh đồng NDT mạnh hơn và căng thẳng thương mại dịu bớt tạo điều kiện nới lỏng tiền tệ.

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump Tín dụng khởi sắc, lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm

Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động

Mặc dù lợi nhuận giảm, chi nhánh Nhật Bản của Goldman Sachs vẫn là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng nước ngoài chốt sổ vào tháng 12/2024.

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu do lo ngại tăng trưởng kinh tế Mỹ

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp cho dù tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ do lo ngại về gánh nặng nợ công lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Trong phiên giao dịch 19/5, thị trường chứng khoán châu Á đi xuống, khi các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc cho thấy nền kinh tế trong nước vẫng đang gặp khó khăn

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Mỹ tuyên bố 'cứng', doạ áp mức thuế tối đa với các quốc gia không “thiện chí” đàm phán thương mại

Theo Financial Times, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế tối đa đã từng đe dọa trước đó đối với các quốc gia không đàm phán “một cách thiện chí”.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Mỹ sẽ thông báo mức thuế mới cho nhiều đối tác trong 2-3 tuần tới

Tổng thống Mỹ yêu cầu Walmart "gánh chịu thuế quan" thay vì tăng giá

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Walmart nên "gánh chịu thuế quan", thay vì đổ lỗi cho các loại thuế chính quyền của ông áp đặt lên hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân khiến nhà bán lẻ này tăng giá.

Chủ tịch FED bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất sớm để giảm tác động của thuế quan Mỹ thu về 500 triệu USD mỗi ngày từ thuế quan, đạt 16 tỷ USD riêng trong tháng 4/2025

Chứng khoán Mỹ: Một tuần khởi sắc

Chứng khoán Phố Wall tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 16/5, góp phần vào đà tăng của cả tuần nhờ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt và hy vọng về khả năng có thêm các thoả thuận thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4