Nhiều nguyên nhân khiến hoạt động IPO tại Đông Nam Á sụt giảm mạnh

Số lượng tiền huy động được thông qua hoạt động chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng - IPO tại khu vực Đông Nam Á đạt ước tính 6,3 tỷ USD.

So với cùng kỳ năm trước, số tiền huy động được thông qua niêm yết cổ phiếu – IPO tại khu vực Đông Nam Á giảm 52% trong năm nay, theo số liệu do Deloitte cung cấp.

Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến ngày 11/11/2022 của năm nay, số lượng tiền huy động được thông qua hoạt động chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại khu vực Đông Nam Á đạt ước tính 6,3 tỷ USD. Con số này thấp hơn rất nhiều so với mức 13,3 tỷ USD huy động được trong suốt cả năm 2021.

Số lượng các đợt niêm yết cổ phiếu trong năm 2022 đồng thời giảm, từ mức 152 của năm 2021 xuống còn 136 tính từ đầu năm 2022 đến nay, theo số liệu công bố.

Báo cáo này bao quát 6 nước bao gồm Singapore, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Malaysia.

Cũng theo kết quả báo cáo, ước tính chỉ có 8 doanh nghiệp quy mô cỡ lớn và trung bình niêm yết cổ phiếu trong năm 2022, chỉ bằng khoảng một nửa so với ước tính khoảng 19 doanh nghiệp quy mô lớn và vừa niêm yết trong năm 2021.

Doanh nghiệp lớn ở đây được định nghĩa là doanh nghiệp có giá trị vốn hóa ước tính trên 1 tỷ USD còn doanh nghiệp cỡ vừa được cho là doanh nghiệp có giá trị vốn hóa khoảng từ 500 triệu cho đến 1 tỷ USD.

Quy mô hoạt động IPO tại Đông Nam Á cũng giảm đi trong năm nay, chỉ có 2 doanh nghiệp công bố các đợt IPO quy mô lớn bao gồm GoTo của Indonesia và Thai Life Insurance có giá trị lần lượt 1,1 tỷ USD và 1 tỷ USD.

Quảng cáo

Điều này cũng đồng nghĩa rằng nhiều doanh nghiệp lớn đang tạm trì hoãn và chờ đợi đến khi tình hình thị trường tài chính trở nên tốt hơn, theo kết luận của công ty chứng khoán Deloitte.

Trong năm ngoái, doanh nghiệp thương mại điện tử của Indonesia – Bukalapak đã thực hiện đợt IPO quy mô 1,5 tỷ USD, ngoài ra phải kể đến 3 đợt IPO lớn khác tại Thái Lan.

Doanh nghiệp bán lẻ nhà nước Thái Lan PTT Oil and Retail Business (PTTOR) đã huy động ước tính 1,6 tỷ USD trong tháng 2/2022, doanh nghiệp tài chính vi mô Ngern Tid Lor huy động 1,4 tỷ USD trong tháng 5/2022, còn doanh nghiệp sản xuất nội dung giải trí The One Enterprise huy động 118 triệu USD trong tháng 11/2022.

Nhiều vấn đề vĩ mô lớn ví như lạm phát và lãi suất leo thang trên toàn cầu đã ngăn cản động lực IPO của doanh nghiệp, khác hẳn với những gì từng diễn ra trong năm 2021.

“Trước đại dịch COVID-19, hoạt động IPO diễn biến cùng chiều với nền kinh tế và tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, trong 2 ăm vừa qua, mọi chuyện đã đảo ngược”, giám đốc bộ phận môi giới tại Deloitte Đông Nam Á và Singapore – bà Tay Hwee Ling phân tích.

Nếu tính theo số lượng các đợt IPO, Indonesia dẫn đầu khu vực với 54 vụ, Malaysia đứng thứ 2 với 31 vụ còn Thái Lan là 28.

Tập đoàn GoTo của Indonesia, tập đoàn được sáp nhập bởi Gojek và Tokopedia, đã huy động 1,1 tỷ USD trong đợt IPO vào tháng 4/2022, đây là đợt IPO lớn thứ 2 tại châu Á và lớn thứ 5 trên toàn cầu trong nmă nay. Chỉ riêng đợt IPO của GoTo chiếm khoảng 47% lượng vốn huy động được trên thị trường chứng khoán Indonesia.

Còn nếu tính theo lượng tiền huy động được, Thái Lan đứng đầu danh sách với khoảng 39% tiền huy động trong tổng số 2,5 tỷ USD huy động tại Đông Nam Á. Nổi bật nhất phải kể đến việc niêm yết cổ phiếu của công ty bảo hiểm Thai Life Insurance quy mô 1 tỷ USD và công ty sản xuất thịt Betagro Public Company Limited quy mô 555 triệu USD. Indonesia đứng ở vị trí thứ 2 với 2,3 tỷ USD huy động về còn Malaysia là 681 triệu USD.

Hoạt động IPO thu về 681 triệu USD tại Malaysia trong năm nay trong khi đó tổng cả năm 2021 chỉ đạt 337 triệu USD. Còn một số thị trường khác ví như Singapore, Philippines hay Viẹt Nam đều chứng kiến tình trạng số lượng thương vụ IPO và tiền thu về giảm mạnh.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản

Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.

Ngành hàng chứng kiến làn sóng phá sản mạnh mẽ nhất tại Mỹ LDG bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cổ phiếu dư bán sàn khối lượng lớn

ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có.

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.

Đồng yen của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong gần hai tháng Các tập đoàn Nhật Bản đầu tư 3,3 tỷ USD để phát triển xe tự lái sử dụng AI

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần