Nhiều ngân hàng lớn nhất Mỹ “trả giá” cho việc tăng quy mô quá nhanh

Ngân hàng Goldman Sachs trong thời gian gần đây đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự chững lại trong hoạt động kinh doanh và ngân hàng đầu tư.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhóm các ngân hàng lớn nhất Mỹ chi tiêu ra hơn 1 tỷ USD cho tiền đền bù trợ cấp thôi việc trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2023, thực tế này cho thấy cái giá phải trả không hề nhỏ của các ngân hàng Mỹ khi họ mở rộng hoạt động thái quá trong khoảng thời gian đại dịch COVID-19, theo nội dung bài báo mới được Financial Times đăng tải.

Ngân hàng Goldman Sachs trong thời gian gần đây đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự chững lại trong hoạt động kinh doanh và ngân hàng đầu tư. Vào ngày thứ Tư, ngân hàng này công bố đã phải chi ra đến 260 triệu USD trợ cấp thôi việc trong nửa đầu năm nay. Tính từ đầu năm nay, Goldman Sachs đã sa thải ước tính khoảng 3.400 nhân viên tương đương khoảng 7% tổng nhân sự của ngân hàng.

Vào ngày thứ Ba, Morgan Stanley cũng công bố đã sa thải ước tính khoảng 3.000 nhân viên trong năm nay và chi ra hơn 300 triệu USD cho việc này. Vào tuần trước, Citigroup thông báo chi ra khoảng 450 triệu USD cho chi phí trợ cấp thôi việc. Tháng 5/2023, Citigroup công bố đã gần hoàn tất việc sa thải khoảng hơn 5.000 nhân sự.

Giám đốc tổ chức Options, ông Michael Karp, phân tích: “Dường như đang diễn ra sự điều chỉnh trong các ngân hàng. Trong phần lớn thời gian của năm nay, các ngân hàng sa thải 2 người nhưng lại tuyển mới 1 người”.

Nhiều tổ chức tài chính phố Wall hiện giờ đang thừa nhận rằng họ từng tăng quy mô nhân sự quá nhanh trong đại dịch COVID-19 để đáp ứng nhu cầu tăng cao trong thời điểm đó.

Tình trạng dịch chuyển nhân lực trong vài năm qua trong nhóm các ngân hàng đầu tư của Mỹ được đánh giá quá nhanh kể cả nếu xét trong chuẩn chung của ngành ngân hàng đầu tư vốn có tính chu kỳ cao.

Những ngân hàng lớn nhất trên phố Wall đã sa thải ước tính khoảng 11.000 nhân lực trong năm nay. Các nhà điều hành phố Wall hiện đang chia rẽ quan điểm về việc liệu có nên tiếp tục sa thải nhân sự hay không và tiếp tục thanh toán trợ cấp thôi việc.

Giám đốc tài chính của Morgan Stanley, ông Sharon Yeshaya, trong tuần này nói với các chuyên gia phân tích rằng ngân hàng này dự kiến sẽ có nhiều sự mở rộng trong hoạt động tư vấn chính vì vậy muốn định vị để đón nhận cơ hội tốt nhất có thể.

Còn theo giám đốc điều hành của Goldman Sachs, ông David Solomon, cho biết ngân hàng ông sẽ vẫn tiếp tục sa thải nhân lực, nhưng chưa thể đưa ra con số cụ thể.

Đại diện ngân hàng Wells Fargo chia sẻ tổng số lượng nhân lực của ngân hàng đã giảm ước tính 40.000 tính từ giữa năm 2020, riêng trong năm nay giảm khoảng 5.000. Wells Fargo cho biết đây là một trong số ít các ngân hàng không mở rộng quy mô hoạt động trong thời kỳ đại dịch COVID-19 một phần bởi ngân hàng này chịu nhiều hạn chế với nhiều ràng buộc pháp lý.

Ngày thứ Ba, Bank of America thông báo đã sa thải ước tính khoảng 4.000 việc làm, tương đương khoảng 2% tổng nhân sự. BofA đã sa thải một số vị trí không phải trợ cấp thôi việc quá nhiều tiền.

JP Morgan Chase, ngân hàng lớn nhất Mỹ tính theo tài sản với hoạt động ngân hàng bán lẻ, đầu tư và kinh doanh rất mạnh, là một trong những ngân hàng đi ngược xu thế sa thải. Chỉ riêng trong nửa đầu năm 2023, tổng quy mô nhân sự ngân hàng phình to thêm ít nhất 8%.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE