Nhật có thể bỏ hoàn toàn chính sách kiểm soát đường cong lợi suất trái phiếu

Động thái được đưa ra trong vòng chưa đầy 1 tháng sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) khiến cho thị trường bất ngờ với việc nới lỏng biên độ tỷ giá trái phiếu chính phủ Nhật thời hạn 10 năm.

Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) dự kiến sẽ có cuộc họp trong tuần này trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật tăng và đồng yên mạnh, nhiều chuyên gia kinh tế dự báo Nhật sẽ sớm bỏ chính sách kiểm soát đường cong lợi suất trái phiếu.

Động thái được đưa ra trong vòng chưa đầy 1 tháng sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) khiến cho thị trường bất ngờ với việc nới lỏng biên độ tỷ giá trái phiếu chính phủ Nhật thời hạn 10 năm. Từ đó đến nay, lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật đã vượt ngưỡng trần, cao hơn 50 điểm cơ bản so với mức mục tiêu 0% khá nhiều lần.

Vào ngày thứ Hai, Nikkei đưa tin rằng Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) mua vào hơn 2 nghìn tỷ yên tức khoảng 15,6 tỷ USD trái phiếu sau khi lợi suất trái phiếu thời hạn 10 năm của chính phủ Nhật vượt mức 0,5% trong 2 phiên liên tiếp.

Trong vòng 3 tháng gần nhất, đồng USD giảm giá 14% so với đồng yên, lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật đã tăng từ 0,256% vào ngày 19/12/2022 lên ngưỡng khoảng 0,502% vào ngày thứ Hai.

Các chuyên gia thuộc bộ phận nghiên cứu toàn cầu thuộc Bank of America dự báo BOJ sẽ giữ lãi suất chuẩn không đổi ở ngưỡng siêu nới lỏng 0,1% trong ngày thứ Tư, tuy nhiên khẳng định có thể sẽ loại bỏ cả chính sách này.

Khi mà Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) giữ lãi suất không thay đổi, điều này sẽ tích cực với cổ phiếu Nhật, chuyên gia thuộc BofA cũng cho biết rằng việc loại bỏ đường cong lợi suất sẽ khiến cho lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật giảm đi.

“Trong kịch bản chính của chúng tôi khi mà BOJ loại bỏ chính sách kiểm soát đường cong lợi suất, chúng tôi nghĩ rằng TOPIX sẽ có thể giảm đến 3% trong ngắn hạn, cổ phiếu của doanh nghiệp trong một số lĩnh vực then chốt ví như ngân hàng tăng mạnh”, các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh.

Quảng cáo

Chuyên gia kinh tế trưởng tại Morgan Stanley Nhật, ông Takeshi Yamaguchi, đồng thời thừa nhận rằng hoàn toàn có khả năng xảy ra một kịch bản như vậy.

“Chúng tôi thừa nhận rủi ro của khả năng BOJ sẽ có thể bất ngờ thay đổi hoặc loại bỏ chính sách kiểm soát đường cong lợi suất trong cuộc họp tương lai, trong đó có cuộc họp vào tháng 1/2022. Bản chất của chính sách này khiến cho các ngân hàng trung ương gặp khó, trái ngược với việc điều chỉnh lãi suất thực âm”, ông Yamaguchi nói.

Trong tuần này, thị trường lại quan tâm đến Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) sau khi vào tháng 12/2022, BOJ đã gây sốc các thị trường tài chính thế giới với việc chuyển hướng chính sách tiền tệ của họ.

Theo kết quả cuộc khảo sát mới nhất, trong số 43 chuyên gia kinh tế mới nhất do Wall Street Journal thực hiện, nhiều chuyên gia khẳng định không thể loại bỏ khả năng sẽ có thêm động thái chính sách đưa ra.

Một phần của điều này là bởi thông điệp của BOJ đã trở nên không thực sự rõ ràng sau khi nâng gấp đôi mức trần lợi suất trái phiếu thời hạn 10 năm. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Haruhiko Kuroda trong quá khứ từng coi đó như dấu hiệu cho thấy đợt nâng lãi suất, tuy nhiên vào tháng trước, BOJ cho biết đã nhắm đến cải thiện tính bền vững của khung chính sách ngân hàng này.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật sẽ từ chức vào tháng 4/2022, hiện đang xuất hiện ngày một nhiều đồn đoán về khả năng BOJ sẽ hướng đến việc bình ổn chính sách. Bất chấp quyết định chấp nhận để biên độ nới tỷ giá tăng cao hơn, áp lực lên đường cong lợi suất của BOJ tăng lên từ tháng trước.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật thời hạn 10 năm tăng lên trên ngưỡng trần 0,5% vào ngày thứ Sáu lần đầu tiên tính từ ngày 20/12/2022, chính vì vậy BOJ buộc phải bán ra 3,2 nghìn tỷ yên tức 24,9 tỷ USD trái phiếu lãi suất cố định nhằm kiềm chế mức lợi suất này.

Giới đầu tư hiện đang được thuyết phục về khả năng rằng bất kỳ thay đổi chính sách nào có thể là một sự bất ngờ, chính vì vậy, cuộc họp chính sách vào tháng 1/2023 sẽ thu hút nhiều sự quan tâm. Các chuyên gia kinh tế thuộc Citigroup dự báo ngân hàng này sẽ loại bỏ hoàn toàn chính sách kiểm soát đường cong lợi suất.

Theo thông tin từ truyền thông địa phương vào ngày thứ Năm, BOJ sẽ đánh giá các tác dụng phụ của chính sách nới lỏng tiền tệ quy mô lớn, chính vì vậy thêm nhiều nhà đầu tư dự báo về khả năng sẽ có những động thái đầu cơ.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc chi tiêu cho các dự án hạ tầng toàn cầu cao gấp 9 lần Mỹ

Giai đoạn 2013-2021, Trung Quốc đã cho vay 679 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng toàn cầu như cao tốc, nhà máy điện và viễn thông, trong khi đó, Mỹ chỉ cung cấp 76 tỷ USD cho các dự án tương tự.

Các công ty tiêu dùng lớn của Mỹ lo ngại về sự suy yếu tại thị trường Trung Quốc Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 7/2024 tăng nhanh hơn dự kiến

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?

Các "ông lớn" tài chính kỳ vọng BoJ tiếp tục tăng lãi suất

Công ty quản lý tài sản lớn số hai thế giới đẩy mạnh nắm giữ vị thế bán khống trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) vì vẫn thấy khả năng BoJ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 12 tới.

BOJ công bố dữ liệu, nghi vấn Nhật Bản chi tiếp 22 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên Đồng yen và chứng khoán tiếp tục phản ứng sau khi BoJ tăng lãi suất