Nhật Bản: 40% doanh nghiệp muốn BoJ giảm chính sách tiền tệ siêu lỏng

Trong khoảng 1.000 người được phỏng vấn, 39,6% kêu gọi giảm quy mô chương trình kích thích, trong khi 36,4% cho rằng BoJ nên tiếp tục giữ lãi suất ở mức rất thấp để hỗ trợ nền kinh tế.

Đồng yen của Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Đồng yen của Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

Một cuộc khảo sát gần đây của công ty nghiên cứu Teikoku Databank Ltd. cho thấy khoảng 40% các công ty muốn Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) giảm quy mô chính sách tiền tệ siêu lỏng trong năm tới.

Trong số khoảng 1.000 người được phỏng vấn, 39,6% kêu gọi giảm quy mô chương trình kích thích, trong khi 36,4% cho rằng ngân hàng trung ương BoJ nên duy trì chính sách hiện tại nhằm giữ lãi suất ở mức rất thấp để hỗ trợ nền kinh tế.

Quảng cáo

"Mặc dù nhiều người cho rằng BoJ nên xem xét lại chiến lược nới lỏng tiền tệ chưa từng có, nhưng họ vẫn lo ngại về những rủi ro do thay đổi chính sách đột ngột và kêu gọi thay đổi dần dần," công ty nghiên cứu có trụ sở tại Tokyo này cho biết.

Trong cuộc khảo sát trực tuyến được thực hiện vào giữa tháng 2/2023 có 17,6% người được phỏng vấn cho biết họ muốn BoJ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, trong khi 6,4% ủng hộ việc thắt chặt chính sách mà Thống đốc Haruhiko Kuroda theo đuổi.

BoJ giữ lãi suất ngắn hạn và dài hạn ở mức cực thấp thông qua chương trình mua trái phiếu khổng lồ của mình.

Mặc dù giúp thúc đẩy nền kinh tế, nhưng các chuyên gia đã chỉ ra những tác dụng phụ, bao gồm việc đồng yen mất giá quá mức và làm méo mó thị trường trái phiếu.

Công ty nghiên cứu Teikoku Databank cho biết, điểm trung bình mà những người được phỏng vấn về chính sách tiền tệ của ông Kuroda trong thập kỷ qua là 65,8 trên thang điểm 100.

Theo Vietnamplus Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc