Nhận định về những yếu tố chi phối thị trường hàng hóa toàn cầu năm 2023

Giá cả của phần lớn các loại hàng hóa nhiều khả năng sẽ không tăng vượt lên quá ngưỡng từng được thiết lập vào năm ngoái, các chuyên gia nhận định.

Chính sách tiền tệ và quá trình mở cửa của Trung Quốc sẽ là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa trong năm nay sau khi đẩy giá hàng hóa lên nhiều ngưỡng cao mới trong năm 2022, theo nhận định được Nikkei đưa ra trong bài báo mới đây.

Dù rằng dự báo của các chuyên gia có nhiều khác biệt, từ bi quan đến lạc quan, một điều mà họ đồng thuận chính là giá cả của phần lớn các loại hàng hóa nhiều khả năng sẽ không tăng vượt lên quá ngưỡng từng được thiết lập vào năm ngoái.

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI sau khi tăng lên mức 122USD/thùng trong tháng 6/2022 khi mà nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới là Nga chịu chế tài trừng phạt của phương Tây sau khi để leo thang căng thẳng Nga – Ukraine. Đây là mức giá dầu cao nhất tính từ năm 2008, khi đó giá dầu chạm mức cao chưa từng thấy 145USD/thùng. Ở thời điểm tháng 1/2023, giá dầu WTI giao dịch ở ngưỡng khoảng 76USD/thùng.

Chuyên gia kinh tế cao cấp tại công ty chứng khoán Nomura Securities, ông Tatsufumi Okoshi, dự báo giá dầu WTI sẽ tăng lên ngưỡng 90USD/thùng với điều kiện nhu cầu dầu tăng lên khi mà giới chức Trung Quốc chấm dứt chính sách không COVID-19 và du lịch quốc tế hồi phục. Giới chức Trung Quốc đã loại bỏ quy định cách ly bắt buộc với du khách nước ngoài từ ngày 8/1/2023.

“Thậm chí nếu như quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc không đạt kỳ vọng và giá giảm đi, chính phủ các nước OPEC+ nhiều khả năng sẽ cắt giảm mạnh sản lượng để giữ giá trên ngưỡng 70USD/thùng”, ông Okoshi nhận định.

Quảng cáo

Giá khí đốt đồng thời tăng vọt trong năm 2022. Giá khí đốt hóa lỏng tại châu Á lên mức kỷ lục 69USD/triệu BTU. Giá này từng ở mức khoảng 29USD tính đến đầu tháng 1/2023 bởi tồn kho tại châu Âu và Nhật ở mức tương đối cao. Ông Okoshi dự báo rằng giá JKM có thể tăng lên ngưỡng 40USD hoặc cao hơn khi mà kinh tế Trung Quốc hồi phục.

Dù rằng số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng vọt, tình trạng bùng dịch tại Trung Quốc dự kiến sẽ lập đỉnh vào ngày 13/1/2022 ở mức khoảng 13,7 triệu ca/ngày, theo công ty phân tích dữ liệu y tế Airfinity.

“Sau khi tình trạng lây nhiễm lập đỉnh, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tăng cường các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2023”, ông Okoshi khẳng định động thái kiểu như vậy sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu toàn cầu và dòng chảy hàng hóa.

Đồng đặc biệt chịu ảnh hưởng bởi diễn biến nhu cầu từ Trung Quốc bởi Trung Quốc cung cấp một nửa sản lượng đồng toàn cầu. Giá đồng giao hợp đồng tương lai trên thị trường London tăng lên mức 10.375USD/tấn vào tháng 3/2022 do các yếu tố bất ổn địa chính trị cũng như quá trình phi các bon hóa. Giá đồng hiện giao dịch ở mức khoảng 8.300USD/tấn.

Chuyên gia kinh tế trưởng tại Sumitomo Corporation Global Research, ông Takayuki Honma, dự báo giá đồng sẽ giao dịch trong ngưỡng từ 7.000USD đến 9.000USD/tấn trong năm nay và nhiều khả năng sẽ không tăng vượt ngưỡng 10.000USD/tấn từng được thiết lập vào năm ngoái.

Chính sách tiền tệ của Mỹ cũng là một yếu tố rất quan trọng cần phải tính đến khi dự báo về giá đồng cũng như giá hàng hóa nói chung. Trong bối cảnh lạm phát leo thang, ban điều hành của Fed đã nâng lãi suất cơ bản đồng USD suốt năm 2022, đẩy đồng USD tăng giá, định hướng chính sách tiền tệ của Fed đã ảnh hưởng đến giá hàng hóa toàn cầu.

“Chúng tôi dự báo về quá trình phục hồi dựa vào chính sách kích cầu tại Trung Quốc cũng như việc Fed chuyển hướng chính sách tiền tệ toàn cầu sẽ giúp giá đồng chạm mức 8.500USD/tấn tại Trung Quốc”, chuyên gia kinh tế tại Citi Research nhận định vào tháng 12/2022.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro