Nhận diện yếu tố tác động mạnh nhất đến kinh tế, lạm phát toàn cầu tuần tới

Diễn biến lạm phát tại Mỹ cũng như nhiều nước khác chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng quan trọng lên định hướng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có thể biết thêm diễn biến lạm phát tại Mỹ trong thời gian qua như thế nào trong bối cảnh xuất hiện ngày một nhiều kỳ vọng về việc giá cả tại Mỹ vẫn tăng rất mạnh trong tháng vừa qua.

Theo kế hoạch, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2022 tại Mỹ dự kiến được công bố vào ngày thứ Năm và nhiều khả năng chỉ số này tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, sau khi mức tăng 8,2% được ghi nhận vào tháng 9/2022, dự báo của các chuyên gia tham gia khảo sát của Bloomberg cho hay.

Nếu loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số này nhiều khả năng đã giảm xuống mức 6,5% từ mức 6,6% của tháng 9/2022, ngưỡng này cũng cao hơn rất nhiều so với con số 2% mà Fed nhắm đến.

Nếu tính theo tháng, chỉ số giá tiêu dùng lõi được dự báo tăng 0,5%, đúng với tốc độ tăng trung bình tính từ tháng 10/2021, đồng thời nó cũng cho thấy cho đến nay Fed chưa có nhiều thành công trong việc kiềm chế lạm phát bằng chuỗi các đợt nâng lãi suất cơ bản đồng USD.

Các quan chức thuộc Fed, dẫn đầu bởi chủ tịch Fed Jerome Powell, đã nâng lãi suất chủ chốt vào ngày 2/11/2022 thê 75 điểm cơ bản đến lần thứ 4 liên tiếp.

Dù rằng Fed từng phát đi thông điệp sẽ hãm mức độ nâng lãi suất ngay từ cuộc họp tháng 12/2022, điều này sẽ còn tùy thuộc vào triển vọng lạm phát. Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ Mỹ hiện đang phát đi thông điệp rằng lãi suất đồng USD của Mỹ cuối cùng sẽ có thể ở ngưỡng cao hơn so với tính toán trước đây.

Diễn biến lạm phát rất được các nhà hoạch định chính sách tiền tệ Mỹ lưu tâm khi mà các cử tri Mỹ đi bỏ phiếu vào ngày thứ Ba. Kết quả các cuộc khảo sát cho thấy rằng các chính trị gia Đảng Dân chủ có thể sẽ mất kiểm soát Hạ viện và thậm chí cả Thượng viện.

Quảng cáo

Tại châu Á, chính phủ Nhật nhiều khả năng sẽ công bố chi tiết của gói ngân sách bổ sung 200 tỷ USD để kích thích kinh tế. Số tiền bao nhiêu sẽ còn tùy thuộc vào kết quả của các đợt phát hành trái phiếu sắp tới, tỷ lệ nợ/GDP của Nhật hiện đang cao nhất trong nhóm các nước phát triển.

Các số liệu mới công bố cho thấy mức lương và chi tiêu tại Nhật tiếp tục giảm khi lạm phát leo thang. Thống kê về các biện pháp can thiệp hàng ngày trong tháng 9/2022 cho thấy giới chức Nhật đã mạnh tay can thiệp để vực dậy đồng yên.

Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Australia, ông Michele Bullock, đã có những chia sẻ giúp nhà đầu tư hiểu hơn về chính sách khi mà ngân hàng trung ương dường như vẫn tiếp tục với biện pháp nâng lãi suất mạnh tay.

Trung Quốc dự kiến sẽ công bố số liệu thương mại vào ngày thứ Hai, số liệu lạm phát Trung Quốc được công bố vào ngày thứ Tư, chỉ số giá cả sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng suy yếu cho thấy tiêu dùng đang yếu đi.

Tại châu Âu, tuần này sẽ khởi đầu với cuộc họp của bộ trưởng tài chính các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu. Nhiều khả năng họ sẽ bàn đến những yếu tố thách thức kinh tế mà khu vực này dường như đang đối mặt, cùng lúc đó, chỉ số giá tiêu dùng đang ở mức cao kỷ lục.

Tại Anh, số liệu GDP quý 3/2022 dự kiến sẽ cho thấy mức suy giảm 0,5%, đây là bằng chứng cho thấy kinh tế Anh thực ra đã suy thoái, Ngân hàng Trung ương Anh dự báo mức độ suy giảm của lần này tương đương với thời kỳ thập niên 1990. Thị trường hiện giờ đang chờ đợi dấu hiệu về hành động của Ngân hàng Trung ương Anh trong cuộc họp lần tới.

Tại Đông Âu, Ngân hàng Trung ương Balan và Rumani dự kiến sẽ nâng lãi suất lần lượt lên mức 7% và 6,75%. Serbia sẽ phải quyết định về việc liệu có thay đổi định hướng chính sách hay không chỉ vài ngày sau khi có được thỏa thuận với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

Số liệu từ Ghana vào ngày thứ Tư cho thấy lạm phát thường niên tính đến tháng 10/2022 gần cao gấp đôi mức mục tiêu của ngân hàng trung ương. Lạm phát tại Ấn Độ tháng 10/2022 có thể không thay đổi so với tháng liên trước.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng