Nhà máy gạo lớn nhất Đông Nam Á hoạt động ảnh hưởng gì đến thị trường lúa gạo nội địa?

Nhiều doanh nghiệp cho rằng mùa thu hoạch rộ lúa Đông Xuân sẽ xuống nên ký hợp đồng “đón gió”, sau Tết âm lịch đến nay giá lúa gạo luôn ở mức cao dù gần đây có giảm nhẹ nhưng chưa như kỳ vọng và việc nhà máy gạo lớn nhất Đông Nam Á hoạt động thị trường có

Sáng ngày 08/02/2023, thương nhân quốc tế hỏi mua nhiều loại gạo OM18 vụ Đông Xuân để làm hàng đi châu Phi. Thời gian giao hàng trong tháng 03/2023. Bên cạnh đó, các thương nhân Philippines hỏi mua gạo, và thời gian giao trong tháng 02/2023.

Ngày 10/02, gạo thơm 5% đã có doanh nghiệp ký hợp đồng với doanh nghiệp Philippines giá 499 – 500 USD/tấn (FOB), giao hàng giữa tháng 02/2023. Nếu hàng đi container giá 507 USD/tấn, hàng tàu giá 525 – 630 USD/tấn (CIF). Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Chánh Trung - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long.

Ông đánh giá như thế nào về diễn biến thị trường lúa gạo năm nay?

Năm nay có nhiều tín hiệu cho thấy thị trường lúa gạo trong nước sẽ luôn đứng ở mức cao, nhưng xét về tổng thể do thu hoạch lúa Đông Xuân hơi muộn nên giá cả phải theo tình hình cung cầu, đến khi thu hoạch rộ giá lúa gạo sẽ giảm một chút nhưng vẫn ở mức cao so với mức cao năm 2022.

Bên cạnh đó, các yếu tố như Trung Quốc mở cửa lại, luân chuyển logistic cũng thuận lợi hơn so với trước và có thể đối tác Trung Quốc hỏi mua gạo nhiều hơn, tạo ra nhận thức thị trường có nhiều khách hàng quan tâm nên gạo giữ giá cao. Tuy nhiên, cần phải xem xét thêm giao dịch “thực” trong thời gian tới như thế nào, vì giá cả phải đi với giao dịch thực tế.

Thứ nhất, giao dịch chỉ lớn khi mức giá cạnh tranh, nhưng do Đồng bằng sông Cửu Long mới vào vụ Đông Xuân nên các thông tin về thị trường chưa được chính xác lắm. Tất nhiên các doanh nghiệp sẽ rất cẩn thận họ sẽ không ký hợp đồng bán trước nhiều, và điều quan trọng là duy trì được mức giá trên thị trường đừng để tụt sâu quá, đến thu hoạch rộ giá vẫn đi ngang hoặc ổn định sẽ tốt hơn.

Thứ hai, chất lượng lúa Đông Xuân rất tốt, người mua là các khách hàng truyền thống rất quan tâm đến chất lượng gạo Việt Nam, nhất là chất lượng gạo vụ Đông Xuân, vì vậy, gạo Việt Nam luôn có chỗ đứng trên thị trường và có nhu cầu thật sự.

Thứ ba, giá phụ phẩm lúa gạo như cám, tấm vẫn ở mức cao, trong khi giới hạn xuất khẩu tấm của Ấn Độ vẫn còn, hiện các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn cũng đang giảm nhập khẩu nguyên liệu bên ngoài, nên phụ phẩm lúa gạo trong nước chắc chắn sẽ đứng ở mức cao, hỗ trợ các nhà máy xay xát về mặt giá thành thành phẩm.

Phụ phẩm ở giá cao thì giá thành thành phẩm sẽ hạ xuống, các nhà máy có thể vẫn mua lúa tươi với giá khá cao mà vẫn hoạt động tốt, so sánh với hai năm trước đây giá phụ phẩm luôn ở mức cao và chiếm khoảng 25 - 30% tổng thu hồi trên khối lượng xay xát.

Ông nghĩ sao về thông tin có nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng “đón gió”?

Thật ra trước Tết âm lịch các doanh nghiệp sẽ không dám ký nhiều hợp đồng “đón gió”, vì năm nay các chi phí về lãi vay rất cao, khó đoán và vụ Đông Xuân năm nay cũng đến muộn, nên giá lúa chưa chắc sẽ trụ được mức giá cao như thế này mãi.

Đối với mặt hàng gạo IR50404 vụ Đông Xuân không chỉ năm nay mà các năm trước và có khả năng năm, các năm sau nữa sẽ khan hiếm, bù lại chúng ta được nguồn lúa IR50404 từ Campuchia về.

Trước tình trạng lúa IR50404 khan hiếm trên thị trường đối với các công ty đã ký hợp đồng bán loại gạo này bắt buộc phải giao cho đối tác trong tháng 1 và tháng 2 so với giá lúa gạo hiện nay thì đã lỗ rồi.

Đối với lúa Japonica từ vụ Hè Thu năm ngoái giá đã rất cao và vụ này phải đến một tháng nữa mới thu hoạch nên gạo Japonica còn trống hàng đến một tháng nữa nên ở mức cao là đương nhiên. Nếu doanh nghiệp ký hợp đồng bán gạo Japonica không tính tới yếu tố này sẽ bị thua lỗ.

Với những diễn biến thị trường lúa gạo hiện nay Tân Long định hướng hoạt động như thế nào, cũng có ý kiến quan ngại với năng lực và sức chứa lớn khi nhà máy gạo Hạnh Phúc đi vào hoạt động liệu có tác động đến thị trường?

Thật ra nhà máy gạo Hạnh Phúc đi vào hoạt động sẽ không ảnh hưởng đến thị trường, vì nhà máy vẫn phải theo kế hoạch chung của Tập đoàn, và hàng năm Tân Long vẫn ở quy mô kinh doanh, quy mô thị trường như vậy nên không có chủ trương đầu cơ. Chúng tôi sẽ chắt lọc chất lượng và thu mua đều đặn, không thu mua đột biến vào một thời điểm nào đó.

Quảng cáo
1676260223905-3685.png

Nhà máy gạo Hạnh Phúc

Quy mô nhà máy càng lớn chúng tôi sẽ không coi đầu cơ là chính mà chủ yếu thu mua đều đặn để có nguồn nguyên liệu cho nhà máy hoạt động thường xuyên, chúng tôi chấp nhận giải pháp là có một giá thành tương đối trong năm chứ không “canh” để mua rẻ, cũng không đẩy giá để cao để tạo khan hiếm hàng hóa. Do vậy:

Thứ nhất, về mặt chủ trương kinh doanh, xác định rằng Tân Long hoàn toàn không đặt nặng tính đầu cơ, như thấy lúa Đông Xuân tốt thì mua thật nhiều tạo nhu cầu trên thị trường.

Tân Long có nhiều nhà máy đang hoạt động nên mục đích là đảm bảo hoạt động của các nhà máy được đều đặn, vì hiện nay sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long là luân canh, cây lúa có mặt trên ruộng hầu như quanh năm cho nên nhà máy không chỉ làm việc cật lực trong vòng vài tháng đến 6 tháng/năm như quan điểm trước đây, bây giờ các nhà máy hoạt động đến 9 tháng/năm.

Thứ hai, nhà máy gạo Hạnh Phúc đi vào hoạt động có làm tăng áp lực giá trên thị trường hay không, thật ra là không có, vì hiện có rất nhiều nhà máy truyền thống có quy mô về sức tiếp nhận, xử lý từ 1.000 đến 2.000 tấn lúa/ngày thậm chí 3.000 – 4.000 tấn/ngày đang hoạt động rất nhiều. Như vậy, tổng quy mô về sức tiếp nhận, xử lý của các nhà máy ở Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn, dù họ không phân biệt sấy lúa kiểu gì, còn nhà máy Hạnh Phúc với công nghệ sấy tiên tiến có quy mô sấy với lưu lượng từ 1.500 - 2000 tấn lúa/ngày.

Vào vụ Đông Xuân hầu như tất cả là nhà máy đều chạy nên một nhà máy có quy mô lớn như Hạnh Phúc nhưng cũng chỉ tiêu thụ lúa tại các cánh đồng gần nhà máy, nên không làm ảnh hưởng đến đến mặt bằng giá chung như mọi người lo ngại, ngược lại Hạnh Phúc sẽ góp phần phản ánh giá thị trường rõ ràng hơn.

Kế hoạch kinh doanh của Tập đoàn trong năm 2023 như thế nào, trọng tâm là thị trường nội địa hay là thị trường xuất khẩu?

Tân Long sẽ vẫn tiếp tục phát triển thị trường nội địa, tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu gạo A An, mở sâu rộng hệ thống phân phối gạo A An ở nội địa.

Đối với thị trường xuất khẩu, Tập đoàn sẽ tập trung xuất khẩu vào các thị trường chất lượng cao và ưu tiên gạo thơm, gạo đóng gói thương hiệu A An.

1676260224723-8697.png

Thương hiệu gạo A An

Bên cạnh thị trường Nhật Bản chúng tôi vẫn chú trọng xuất khẩu sang các thị trường cao cấp khác ở khu vực châu Âu, định hướng của công ty là rất coi trọng thị trường châu Âu vì khách hàng đã ở đây đã làm việc với công ty nhiều năm (từ năm 2019). Ngoài ra, Tập đoàn cũng có đối tác xa hơn như ở Canada, đang xem xét nhập khẩu gạo A An.

Định vị chiến lược của Tập đoàn trong năm 2023, và các mảng khác sẽ hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào?

Ở góc độ Tập đoàn, mảng gạo sẽ vẫn đi theo chiến lược chung là tập trung cho sản xuất, không chú trọng đến vấn đề thương mại bán buôn mà tập trung các hợp đồng sản xuất lúa gạo lương thực, và phát triển chăn nuôi.

Ví dụ, nông sản nhập khẩu vẫn ưu tiên phục vụ cho ngành chăn nuôi của Tập đoàn, bên cạnh đó mảng cơ khí nông nghiệp sẽ sản xuất các thiết bị phục vụ ngành xay xát lúa gạo và một số thiết bị ô chuồng chăn nuôi, hiện cũng đã nội địa hóa gần 70%.

Do các yếu tố vĩ mô, khủng hoảng toàn cầu và lạm phát rất khó lường nên chúng tôi không có chủ trương phát triển thương mại bán buôn. Chủ trương của tập đoàn là tập trung vào hai mảng: Một là đầu tư sản xuất lúa gạo nông nghiệp. Hai là mảng chăn nuôi, trong đó có ngành cơ khí phục vụ thiết bị chuồng trại và nhà máy xay xát trong hệ thống tập đoàn.

Cám ơn ông

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu châu Á giảm nhẹ khi nhà đầu tư chốt lời

Nhà phân tích Tony Sycamore cho biết sau đợt tăng giá 6% vào tuần trước và với việc giá dầu thô đang giao dịch gần mức đỉnh gần đây, thị trường đang chứng kiến một số hoạt động chốt lời nhẹ.

Giá dầu thế giới giằng co trước dự đoán Fed hạ lãi suất Giá dầu hướng tới tuần tăng đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024

Giá dầu hướng tới tuần tăng đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024

Giá dầu tăng nhẹ phiên chiều 13/12, hướng đến mức tăng hàng tuần đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024 khi các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Iran và Nga khiến thị trường càng thêm lo ngại về nguồn cung.

Giá dầu thế giới tăng hơn 1% do bất ổn địa chính trị gia tăng Giá dầu tăng do kỳ vọng nhu cầu cải thiện tại Trung Quốc