Vào ngày thứ Hai, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh bảo đại dịch COVID-19 và căng thẳng Nga – Ukraine đã góp phần gây ra sự suy giảm trong triển vọng tăng trưởng dài hạn của kinh tế toàn cầu, nó dẫn đến cái gọi là thập kỷ mất mát cho thế giới. Nó đồng nghĩa với đói nghèo và giảm đi những nguồn lực để ứng phó với biến đổi khí hậu, theo nội dung bài báo mới được New York Times đăng tải.
Cảnh báo trên được đưa ra khi mà thế giới đang đương đầu với nhiều cuộc khủng hoảng chồng chéo bao gồm đại dịch COVID-19 gây tổn hại đến các nền kinh tế và làm căng thẳng hệ thống y tế toàn cầu, căng thẳng Nga – Ukraine làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn thế giới cũng như tổn hại đến quan hệ thương mại quốc tế.
Rủi ro kinh tế suy giảm kéo dài diễn ra cùng lúc với việc xuất hiện thêm nhiều dấu hiệu căng thẳng trong hệ thống tài chính thế giới, nhiều cuộc khủng hoảng đe dọa gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế khắp các nước.
Trong báo cáo mới công bố, WB cảnh báo tăng trưởng sản lượng kinh tế toàn cầu nhiều khả năng sẽ rơi xuống ngưỡng thấp nhất trong 30 năm là 2,2% trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2030, mức tăng trưởng này như vậy sẽ thấp hơn rất nhiều so với con số 3,5% trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này.
Nhóm các nền kinh tế đang phát triển sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn từ sự suy giảm tăng trưởng sản lượng này. Tốc độ tăng trưởng chung của nhóm sẽ chỉ còn trung bình 4% trong thập kỷ hiện tại từ mức 6% của giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010.
“Một thập kỷ mất mát có thể đang đến với kinh tế toàn cầu”, chuyên gia kinh tế trưởng kiêm phó chủ tịch cao cấp phụ trách các nền kinh tế phát triển – ông Indermit Gill phân tích. Cũng theo ông Gill, sự suy giảm tiềm năng tăng trưởng kinh tế có thể gây ra ảnh hưởng đến khả năng của thế giới trong việc giải quyết nhiều những thách thức mà thế giới đang đối mặt bao gồm đói nghèo dai dẳng, chênh lệch về thu nhập và biến đổi khí hậu.
Quan chức tại WB lo ngại về khả năng “kỷ nguyên vàng” của phát triển dường như đang đến hồi kết. Họ cảnh báo các nhà hoạch định chính sách sẽ cần phải trở nên sáng tạo hơn trong nỗ lực giải quyết các vấn đề toàn cầu mà không phải phụ thuộc vào việc nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới như Trung Quốc tăng trưởng nhanh. Trung Quốc vốn là động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.
Các quan chức nhấn mạnh rằng khung chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ cần phải được kết nối với nhau nhiều hơn và rằng các nhà lãnh đạo cần phải tìm kiếm cách để giảm đi chi phí thương mại cũng như tăng cường tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của người dân. Việc trở lại với mục tiêu tăng trưởng nhanh sẽ hoàn toàn không hề dễ dàng.
“Sẽ cần đến nỗ lực tổng hợp cực kỳ lớn để khôi phục tăng trưởng kinh tế trong thập kỷ tiếp theo lên ngưỡng của thập kỷ trước đó”, WB nhấn mạnh trong báo cáo.
Cũng theo WB, việc các cuộc khủng hoảng xuất hiện với tần suất ngày một nhiều vẫn tiếp tục gây sức ép lên sản lượng kinh tế thậm chí ngay cả khi dấu hiệu của sự phục hồi kinh tế đang đến.
Những nỗ lực của các ngân hàng trung ương trên thế giới trong việc kiềm chế lạm phát thông qua nâng lãi suất đã tạo ra thêm nhiều biến động trong ngành ngân hàng dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank và Signature tại Mỹ trong tháng này và việc giải cứu Credit Suisse của ngân hàng UBS.
Quan chức kinh tế hàng đầu đã không ngừng theo dõi liệu hệ thống ngân hàng sẽ trở thành trở thành lực cản kinh tế có thể đẩy nước Mỹ vào suy thoái.
“Rõ ràng nó đang đưa chúng ta lại gần nhau hơn. Điều chưa rõ ràng với chúng ta chính là liệu các vấn đề trong ngành ngân hàng có dẫn đến tình trạng thắt chặt tín dụng hay không”, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) – bà Neel Kashkari dự báo.
Tổng giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva, vào ngày Chủ Nhật nói rằng rủi ro với ổn định tài chính đã tăng lên, và xét đến mức độ bất ổn tăng cao, các nhà hoạch định chính sách cần phải thận trọng. Bà nhấn mạnh rằng biến động gần đây có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế và ổn định tài chính.