Người giàu nhất châu Á sẽ bành trướng hoạt động kinh doanh ra toàn cầu trong năm 2023

Nhà sáng lập Adani Group Gautam Adani (Ấn Độ) đã có một năm rất thịnh vượng. Ông vượt qua người đồng hương Mukesh Ambani để trở thành người giàu nhất châu Á.

Người đàn ông giàu nhất châu Á, ông Gautam Adani, có kế hoạch bán cổ phiếu ra công chúng tại ít nhất 5 công ty trong khoảng thời gian từ năm 2026 và 2028, việc thực hiện IPO như vậy sẽ giúp cho tập đoàn đa ngành của ông cải thiện tình trạng nợ nần và mở rộng mạng lưới nhà đầu tư.

“Ít nhất 5 doanh nghiệp sẽ sẵn sàng ra thị trường trong vòng từ 3 đến 5 năm tới”, giám đốc tài chính tập đoàn Adani – ông Jugeshinder Singh, nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn mới đây. Ông cho biết nhóm các doanh nghiệp dự kiến tiến hành IPO bao gồm Adani New Industries Ltd., Adani Airport Holdings Ltd., Adani Road Transport Ltd., AdaniConnex Pvt Ltd, ngoài ra bộ phân kim loại và khai thác mỏ của tập đoàn cũng sẽ trở thành những doanh nghiệp độc lập.

Cũng theo ông Singh, các mảng kinh doanh ví như vận hành hãng hàng không hiện đang cung cấp nền tảng phục vụ cho khoảng gần 300 triệu khách hàng, bộ phận này cần phải hoạt động độc lập và quản lý các tiêu chuẩn vốn cho tăng trưởng trong tương lai. Ông cũng nói rằng các doanh nghiệp này cần phải thể hiện được rõ ràng về việc họ có thể hoạt động độc lập, vận hành và quản lý vốn trước khi việc tách riêng được tiến hành.

“Cả 5 mảng kinh doanh trên hiện vốn đã có quy mô lớn. Mảng kinh doanh dịch vụ hàng không đang đứng độc lập còn công ty Adani New Industries hiện đang hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực năng lượng xanh. Công ty Adani Road hiện đang có những mô hình xây dựng để chuyển giao vận hành tại Ấn Độ, cùng lúc đó mảng trung tâm dữ liệu cũng sẽ tăng trưởng mạnh hơn nữa. Mảng khai thác kim loại và mỏ bao gồm dịch vụ nhôm, đồng và khai mỏ”, ông Singh nói.

Tỷ phú Adani đã đương đầu với nhiều chỉ trích về việc tập đoàn này mở cửa nhanh chóng từ vị thế của một nhà vận hành cảng truyền thống sang một doanh nghiệp đa ngành với đủ loại hình kinh doanh, từ truyền thông cho đến sản xuất xi măng, năng lượng xanh vốn có cấu trúc nợ và tài chính phức tạp. Tổ chức nghiên cứu CreditSights vào năm ngoái đã từng chỉ trích tình trạng vay nợ tại tập đoàn Adani. Đại diện Adani đã lên tiếng phản đối báo cáo này, họ khẳng định tỷ lệ vay nợ tại tập đoàn hoàn toàn bình thường.

Quảng cáo

Doanh nghiệp hàng đầu thuộc tập đoàn Adani, Adani Enterprises, dự kiến sẽ phát hành thêm cổ phiếu mới ở mức giá thấp. Cơ cấu cổ đông đa dạng hơn sẽ giúp cho cổ phiếu của tập đoàn trở nên đa dạng, nhờ vậy tập đoàn hút thêm được vốn để trả các khoản nợ.

Tập đoàn Adani đã không ngừng hỗ trợ cho các chương trình nghị sự của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Tập đoàn đã cam kết dành hơn 70 tỷ USD để giúp Ấn Độ dịch chuyển từ một nước chuyên nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch sang nước sản xuất năng lượng tái sinh.

“Tất cả những sự thay đổi này sẽ giúp mang đến dòng tiền lớn, nó cũng khiến cho tập đoàn có thể kiếm được tiền trên quy mô toàn cầu, đồng thời thể hiện cho sức mạnh hạ tầng của Ấn Độ”, ông Singh nói.

Gautam Adani là người kiếm được nhiều tiền nhất thế giới năm 2022, nhờ ngành năng lượng bùng nổ và cổ phiếu các công ty của ông tăng giá.

Nhà sáng lập Adani Group Gautam Adani (Ấn Độ) đã có một năm rất thịnh vượng. Ông vượt qua người đồng hương Mukesh Ambani để trở thành người giàu nhất châu Á. Hồi tháng 8, ông cũng trở thành người giàu thứ 3 thế giới trong danh sách của Bloomberg với 116 tỷ USD. Trong khi phần lớn tỷ phú khác mất tiền, Adani lại kiếm được 40 tỷ USD trong năm nay và người có tài sản tăng mạnh nhất thế giới.

Adani năm nay 60 tuổi. Ông làm giàu từ nông nghiệp, than đá và đang tích cực mở rộng ra ngoài mảng nhiên liệu hóa thạch. Adani từng bỏ dở đại học, thử vận may trong ngành kim cương ở Mumbai đầu thập niên 80. Sau đó, ông quay về quê nhà ở Gujarat để giúp anh trai điều hành công ty nhựa. Năm 1988, ông thành lập Adani Enterprises - công ty con thuộc Adani Group - hiện là hãng kinh doanh than đá lớn nhất Ấn Độ.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WTO "mắc kẹt" giữa tranh chấp thương mại

Cơ quan Phúc thẩm của WTO, bao gồm bảy chuyên gia về luật thương mại và quốc tế, đã không thể xử lý bất kỳ vụ việc mới nào kể từ tháng 12/2019, do Mỹ liên tục chặn các đề cử thành viên.

WTO kêu gọi loại bỏ rào cản thương mại với hàng hóa vì môi trường Quan chức EU kêu gọi khiếu nại Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ lên WTO

Xuất khẩu thực phẩm của Nhật Bản tiếp tục cao kỷ lục

Ngày 4/2, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông sản, lâm nghiệp, thủy sản và thực phẩm của nước này năm 2024 đạt mức cao kỷ lục trong năm thứ 12 liên tiếp.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm

Tình thế khó xử của FED

Hai quan chức Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), được cho là đại diện cho hai quan điểm trái ngược trong chính sách tiền tệ, cho biết hôm 2/1 rằng, họ sẽ cần theo dõi tác động của các chính sách từ chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với lạm phát để

Thị trường vàng “lặng sóng” trước thềm cuộc họp của Fed FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Lạm phát của Mỹ tăng mạnh nhất 8 tháng

Theo số liệu mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố, lạm phát tại nước này trong tháng 12/2024 đã tăng mạnh nhất tám tháng qua khi chi tiêu tiêu dùng cho hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ.

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Mỹ áp thuế hàng nhập từ Canada, Mexico và Trung Quốc; DeepSeek tạo "cơn địa chấn" trên thị trường công nghệ toàn cầu; Fed giữ nguyên lãi suất... là những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025 10 sự kiện chứng khoán năm 2024

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Sau cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28-29/1, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, tạm dừng xu hướng nới lỏng chính sách đã duy trì trong khoảng nửa năm qua khi các quan chức xem xét b

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần

Yếu tố làm nên sức bật cho nền kinh tế “ngôi sao” của châu Âu

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Đường ống mới Pháp - Tây Ban Nha có giải quyết được khủng hoảng năng lượng châu Âu? Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới