Người Ấn Độ bất ngờ đổ xô đi tích trữ gạo sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận lớn: Chuyện gì đang xảy ra?

Tờ Times of India dẫn lời IMF cho biết giá thực phẩm toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh Nga rút khỏi thỏa thuận Biển Đen.

Người Ấn Độ bất ngờ đổ xô đi tích trữ gạo sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận lớn: Chuyện gì đang xảy ra?

Theo Times of India, động thái cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã gây ra một số đợt mua tích trữ trong hoảng loạn ở nhiều quốc gia khác nhau. Các video trên mạng xã hội cho thấy những túi lương thực quan trọng "bay khỏi kệ" và hàng dài người xếp hàng dài bên ngoài các cửa hàng tạp hóa.

Từ Mỹ đến Canada và Úc, các báo cáo về việc người dân Ấn Độ ở nước ngoài tích trữ lương thực đang lan truyền chóng mặt. Một số cửa hàng đã áp đặt giới hạn mua, trong khi những cửa hàng khác tăng giá để trục lợi. Các nhà hàng Ấn Độ lo thiếu nguyên liệu để chế biến.

Nhiều báo quốc tế đã tìm hiểu nguyên nhân đằng sau tình trạng mua tích trữ bất thường này trong bối cảnh giá lương thực toàn cầu tăng đột biến trong thời gian gần đây.

bn-dj447-ihoard-gr-20140623080143-2282.jpg

Tại sao người Ấn Độ ở nước ngoài lo lắng về nguồn cung cấp gạo?

Giá thực phẩm toàn cầu đã gia tăng kể từ khi Nga rút lui khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen vào tuần trước. Để kiềm chế xuất khẩu ngũ cốc trong bối cảnh lạm phát thực phẩm cao, Ấn Độ đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo không phải là gạo Basmati. Trong khi biện pháp này làm giảm giá nội địa, nó đã gây ra lo ngại về tình trạng thiếu hụt trong cộng đồng người Ấn Độ ở nước ngoài và cộng đồng người châu Á ở Mỹ và các nơi khác.

Ấn Độ là một nhà cung cấp quan trọng trong thị trường gạo toàn cầu. Khác với quyết định ngừng xuất khẩu lúa mì năm ngoái, việc cấm xuất khẩu gạo sẽ có tác động lớn hơn vì xuất khẩu gạo của Ấn Độ chiếm khoảng 40% trong thị trường gạo toàn cầu. Xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ chỉ chiếm khoảng 1% trong thương mại lúa mì toàn cầu.

Mưa mùa lớn là nguyên nhân Ấn Độ quyết định cấm xuất khẩu gạo?

Theo Mint, đúng là mưa mùa lớn đã góp phần vào quyết định cấm xuất khẩu gạo. Mưa lớn tại các tiểu bang sản xuất gạo chủ chốt như Punjab và Haryana đã gây thiệt hại đáng kể cho vụ mùa vừa được gieo trồng.

Quảng cáo
indiaaposs-rice-export-ban-leads-to-panic-buying-and-hoarding-8750.jpg

Cơ quan Khí tượng Ấn Độ (IMD) đã phát đi cảnh báo đỏ vào đầu tháng này cho một số khu vực của Punjab và Haryana do mưa lớn. Hai tiểu bang này đóng góp khoảng 20% vào sản lượng gạo của Ấn Độ.

Các cơ quan nông nghiệp địa phương báo cáo rằng gần 250.000 ha cánh đồng lúa ở 14 huyện của Punjab và 150.000 ha ở 7 huyện của Haryana bị ngập lụt. Nếu việc này tiếp diễn, mưa lớn có thể dẫn đến giảm sản lượng gạo do thiệt hại gia tăng cho cánh đồng lúa.

Tại sao thỏa thuận lúa mì Biển Đen quan trọng?

Thỏa thuận lúa mì Biển Đen có ý nghĩa quan trọng do sự ảnh hưởng rất lớn của Nga và Ukraine đối với thị trường lúa mì toàn cầu, chiếm hơn 1/3 tổng số xuất khẩu. Giá thực phẩm toàn cầu đã tăng đáng kể đến mức chưa từng thấy kể từ khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine vào tháng 2 năm ngoái.

Để bảo đảm quyền của các quốc gia dễ chịu tổn hại về lương thực, Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã làm trung gian cho một thỏa thuận quan trọng, được gọi là thỏa thuận lúa mì Biển Đen, với Nga vào tháng 7/2022.

Theo thỏa thuận này, Nga cho phép xuất khẩu ngũ cốc từ 3 cảng chính của Ukraine ở Biển Đen: Odessa, Chornomorsk và Pivdennyi. Thỏa thuận đã giúp giảm bớt tình trạng tăng giá lúa mì trên toàn cầu.

Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị leo thang đã dẫn đến việc Nga rút lui khỏi thỏa thuận, gây ra lo ngại toàn cầu mới và đẩy giá lên cao hơn. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hứa cung cấp lúa mì miễn phí cho 6 quốc gia Châu Phi sau khi rút lui khỏi thỏa thuận.

Xu hướng của giá thực phẩm toàn cầu

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự báo rằng việc Nga rút lui khỏi thỏa thuận lúa mì Biển Đen có thể làm tăng giá lúa mì toàn cầu lên 10-15%.

Pierre-Olivier Gourinchas, nhà kinh tế trưởng của IMF, nhấn mạnh vai trò quan trọng của thỏa thuận lúa mì Biển Đen trong đảm bảo nguồn cung lúa mì liên tục từ Ukraine, từ đó giảm áp lực giá thực phẩm.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ khiến vấn đề trầm trọng thêm. Gourinchas đã dự đoán rằng có thể mất đến cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025 để lạm phát trở lại mục tiêu của ngân hàng trung ương, đánh dấu sự kết thúc chu kỳ hiện tại của chính sách tiền tệ thắt chặt.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro