Ngành thủy sản lo thiếu nguyên liệu chế biến khi thị trường xuất khẩu ấm lên

Xuất khẩu ế ẩm, dòng tiền bị nghẽn khiến các doanh nghiệp không có đủ tiền tiếp tục thu mua nguyên liệu cho nông, ngư dân hoặc mua không đúng giá khiến bà con giảm sản xuất, ngưng thả nuôi làm ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu trong nước. Vấn đề này thật sự

Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục hải quan cho thấy, nửa đầu tháng 4/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt hơn 358,297 triệu USD, so với nửa đầu tháng 4/2022 giảm 31%. Cộng dồn từ đầu năm đến ngày 15/4 đạt 2,186 tỷ USD so với cùng kỳ 2022 giảm đến 28,05%.

Kỳ vọng quý 3, bức tranh xuất khẩu thủy sản có thể sáng dần lên

Điểm qua một số diễn biến nổi bật ở các thị trường xuất khẩu chính, bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, thời gian qua xuất khẩu thủy sản sụt giảm mạnh do ảnh hưởng từ các thị trường chính, trong đó Mỹ, thị trường xuất khẩu số 1 của thủy sản Việt Nam đang bất ổn về kinh tế, lạm phát tăng đẩy giá thực phẩm lên cao. Mặt khác, những người Mỹ thu nhập thấp có xu hướng chọn mua thịt gà, thịt bò hoặc thịt lợn để thay cho thủy sản.

Kết quả là kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ trong quý 1/2023 chỉ đạt 283 triệu USD, giảm 51%. Mức giảm này khiến Mỹ không còn là thị trường số 1 của thủy sản Việt Nam, dẫn đến những doanh nghiệp có thị trường truyền thống và chủ lực là Mỹ cũng bị tác động nặng nề.

Nhật Bản đã vượt Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam, dù xuất khẩu sang thị trường này giảm 7%, đạt trên 322 triệu USD trong quý 1/2023.

Trung Quốc mở cửa thị trường là sự trông đợi của doanh nghiệp Việt Nam và kỳ vọng bù đắp sự sụt giảm của các thị trường lớn khác. Nhưng quý 1/2023, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này chỉ đạt 238,367 triệu USD, giảm 27,02% góp phần kéo giảm kim ngạch toàn ngành.

Giá trị nhập khẩu thủy sản Việt Nam của thị trường EU trong quý 1/2023, chỉ đạt 210 triệu USD, giảm 29%.

“Kỳ vọng trong vài quý tới có thể là quý 3, bức tranh xuất khẩu thủy sản sáng dần lên, khi thị trường Trung Quốc có sự khởi sắc rõ nét hơn, và các doanh nghiệp có sự điều chỉnh cơ cấu sản phẩm cũng như thị trường phù hợp bối cảnh năm 2023”, Giám đốc Truyền thông VASEP nói.

Dòng tiền đổ về ngành thủy sản đang bị nghẽn, VASEP đề xuất 4 nội dung lớn

Trước những khó khăn ngành thủy sản đang đối mặt, tại hội nghị “Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu”, do Bộ Công thương tổ chức mới đây, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký VASEP cho biết, khi các thị trường xuất khẩu chính bị lạm phát khiến tiêu dùng giảm đáng kể, có rất nhiều đơn hàng của doanh nghiệp (dù đã ký hợp đồng rồi) đều bị khách hàng đẩy lùi lại không nhận hàng.

Quảng cáo

Khi nhà nhập khẩu không nhận hàng thì phải tồn kho, nếu cứ tồn kho đến một thời điểm nào đó công suất chứa của hệ thống sẽ không kham nổi, nhất là khi hàng không thể xuất đi thì dòng tiền về cũng sẽ bị nghẽn lại, doanh nghiệp sẽ không có tiền thu mua nguyên liệu của nông, ngư dân.

"Quý 3/2023, thị trường xuất khẩu có thể phục hồi cũng là lúc nguồn nguyên liệu trong nước sẽ không còn nữa, do hiện nay dòng tiền bị nghẽn khiến doanh nghiệp không thể tiếp tục thu mua nguyên liệu cho nông, ngư dân hoặc mua không đúng giá khiến bà con giảm sản xuất ngưng thả nuôi làm ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu trong nước. Vấn đề này thật sự đáng báo động", Phó tổng thư ký VASEP nói.

Dòng tiền chậm về sẽ có rất nhiều nguồn vay từ ngân hàng đến hạn phải trả sẽ bị kẹt lại. Mặt khác, ngành thủy sản xuất khẩu chủ yếu vay USD, trước đây lãi suất vay chỉ 2,1 - 2,4% cao lắm là 2,5%, nhưng nay lãi suất vay đã trên 4%, góp phần gây khó khăn cho doanh nghiệp.

1682572762429-1463.png

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký VASEP phát biểu tại hội nghị

Do vậy, kiến nghị đầu tiên của VASEP là đề nghị Bộ Công thương đề xuất Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét giảm lãi suất vay USD cho các doanh nghiệp thủy sản, để doanh nghiệp có tiền tiếp tục thu mua nguyên liệu trong nước sản xuất.

Thứ hai, trong giai đoạn khó khăn này ngành thủy sản rất cần gói hỗ trợ tài chính 10 nghìn tỷ đồng, lãi suất thấp để thu mua nguyên liệu tôm, cá của nông, ngư dân. Bởi đây là yếu tố kích thích tâm lý để bà con tiếp tục duy trì được sản xuất.

Thứ ba, NHNN đã ban hành chính sách giảm, giãn nợ, tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp đang hoạt động ở Hoa Kỳ, châu Âu đang ôm lượng hàng tồn kho lớn và dòng tiền về không có nên rất cần giãn nợ từ 3 đến 6 tháng và giúp các giải pháp về tín dụng tài chính.

Thứ tư, đề nghị Bộ Công thương thúc đẩy Bộ Tài chính hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các hàng hóa xuất khẩu. Ngành thủy sản 90% là xuất khẩu, chậm hoàn thuế VAT đã làm nghẽn dòng tài chính của doanh nghiệp.

Vấn đề cuối cùng là công nhận ngành thủy sản là ngành hàng chế biến. Trong 3 năm qua, VASEP cùng với Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT làm việc với Bộ Tài chính và ngành thủy sản đã được công nhận là ngành chế biến, nhưng trước giờ Bộ Tài chính vẫn coi là ngành sơ chế nên áp thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Nhưng nếu xem là ngành chế biến sẽ được ưu đãi theo Luật Thuế doanh nghiệp ở những vùng kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn ở mức 0% - 5%.

“Việc công nhận ngành thủy sản là ngành chế biến đã được Bộ Tài chính giao văn bản đến cục thuế các địa phương từ đầu năm 2021. Song, đến nay vẫn chưa đưa vào văn bản pháp quy. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, đề nghị Bộ Công thương yêu cầu Bộ Tài chính đưa vấn đề này vào văn bản pháp quy khẩn cấp của Bộ hoặc Nghị định của Chính phủ”, Phó tổng thư ký VASEP nói.

Theo Thời Đai Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giải mã thông điệp được gửi gắm trong bộ sưu tập Vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI

Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, hệ sinh thái sản phẩm vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI còn chứa đựng những thông điệp tinh thần độc đáo, gợi mở hành trình chinh phục thành công và thịnh vượng trong năm mới.

Giá vàng thế giới nối dài đà tăng Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản

Giá dầu chạm mức cao nhất 4 tháng do lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Nga

Giá dầu phiên 13/1 đạt mức cao nhất trong bốn tháng, chủ yếu do dự đoán rằng các lệnh trừng phạt mở rộng của Mỹ đối với dầu Nga sẽ buộc khách mua ở Ấn Độ và Trung Quốc tìm kiếm các nguồn cung khác.

Giá dầu đi ngang dưới tác động giằng co từ hai phía cung cầu Giá dầu thế giới tăng trước thời tiết lạnh ở Mỹ và châu Âu

Giá dầu đi ngang dưới tác động giằng co từ hai phía cung cầu

Giá dầu gần như đi ngang trong phiên giao dịch 9/1 tại châu Á giữa dự đoán nhu cầu nhiên liệu mùa Đông cao và mức tăng lớn trong lượng nhiên liệu dự trữ của Mỹ cũng như những lo ngại về kinh tế vĩ mô.

Lo ngại về nguồn cung đẩy giá dầu đi lên Giá dầu châu Á phục hồi nhờ nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng